Press » Tin tức » Blockchain trong TMĐT – bước chuyển mình kinh tế số Việt Nam

Blockchain trong TMĐT – bước chuyển mình kinh tế số Việt Nam

05/07/2023

Blockchain chưa bao giờ là chủ đề hạ nhiệt kể từ khi nó xuất hiện. Tuy nhiên, nó vẫn còn là một khái niệm khá mơ hồ. Tuy có liên quan tới Bitcoin nhưng Blockchain lại không phải là một đồng tiền điện tử. Blockchain cũng không phải là một ngôn ngữ lập trình mà nó là một công nghệ hoàn toàn mới.

Về mặt lý thuyết nó được hiểu là một hệ thống sổ cái an toàn và có tính bảo mật tuyệt đối giúp lưu trữ toàn bộ thông tin giao dịch ở một thời gian cụ thể. Blockchain giúp người dùng chia sẻ và lưu trữ các tài sản trong thời đại chuyển đổi số. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn sử dụng nó để tìm kiếm sản phẩm, xử lý thanh toán và cả dịch vụ chăm sóc khách hàng.

blockchain-01

Blockchain ngày càng phát triển, cho thấy sức ảnh hưởng đến kinh tế số tại Việt Nam

Theo như tổ chức Thương mại Thế Giới (WTO) thì Blockchain được xem là cuộc cách mạng thương mại đến toàn cầu. WTO cũng đã chỉ ra rằng, công nghệ Blockchain sẽ mang đến cho các doanh nghiệp sự giảm thiểu về chi phí thương mại nhờ việc ứng dụng các công nghệ tự động hóa.

Hơn thế nữa, tại một hội thảo về công nghệ Blockchain đã được tổ chức gần đây thì Chủ tịch Hiệp Hội Blockchain Việt Nam nguyên Thứ Trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ, ông Hoàng Văn Huây đã có những chia sẻ phát biểu như sau “Blockchain là một công nghệ đóng vai trò như một sổ cái điện tử phi tập trung, giúp lưu trữ thông tin một cách minh bạch giữa các bên, không thể giả mạo và là công cụ hiệu quả cho việc phát triển nền kinh tế số”.

blockchain-02
Tầm quan trọng của Blockchain trong kinh tế số Việt Nam

Cũng tại hội nghị công nghệ Blockchain, ông Đỗ Ngọc Minh với vai trò là chuyên gia của Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho rằng: “Blockchain đang giúp chúng ta tạo ra nhiều khái niệm về kinh tế số”.

Từ góc nhìn của người làm trong ngành tài chính, ông Nguyễn Quang Thông, Giám đốc Trung tâm Ngân hàng số, Ngân hàng Nam Á cho hay, sự xuất hiện của hợp đồng thông minh và hệ thống tích điểm (loyalty point) ứng dụng Blockchain cũng sẽ làm thay đổi đáng kể việc chăm sóc khách hàng của các ngân hàng.

Những thách thức ngành thương mại điện tử đang phải đối mặt

Xu hướng mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử đang dần leo lên đỉnh cao của nó, chỉ tính đến năm 2021 doanh thu toàn cầu của ngành đã đạt tới ngưỡng 4.479 nghìn tỷ đô la. Trong đó, Việt Nam đứng thứ 3 trong những nước có thị phần thương mại điện tử tăng trưởng đáng chú ý, khi đạt phần trăm tăng trưởng đến 69%. Thế nhưng trong đó vẫn còn những bất cập và những thách thức lớn mà các doanh nghiệp đang gặp phải.

Thứ nhất, gặp khó khăn trong quản lý chuỗi cung ứng (khó khăn trong việc quản lý đối tác và nhập hàng), thị trường thương mại điện tử luôn đòi hỏi đến tốc độ xử lý nhanh, vấn đề về thanh toán, chăm sóc khách hàng. Vì vậy, việc hợp lý hóa tất cả các mô hình kinh doanh đang trở thành thách thức lớn trong thương mại điện tử.

Thứ hai, nguy cơ rò rỉ dữ liệu vì hầu hết các doanh nghiệp thương mại điện tử đều có tệp dữ liệu khách hàng riêng được lưu trữ trên phương tiện trực tuyến. Vì vậy, việc các doanh nghiệp phải bảo vệ dữ liệu khách hàng khỏi các tin tặc cũng là một thách thức. Như khi khách hàng truy cập Website thương mại điện tử của doanh nghiệp và tiến hành đăng ký, ngoại trừ một số thông tin cá nhân đã nhập, cổng thông tin sẽ không có dữ liệu gì về họ. Những phương thức thanh toán cũng có thể làm tăng nguy cơ rò rỉ thông tin.

Thứ ba, vấn đề về quy trình xử lý với bên trung gian, khi mọi quy trình từ xử lý đơn hàng cho đến thanh toán đều phải thông quan các bên trung gian trên nền tảng trực tuyến. Qua đó, doanh nghiệp phải chia một phần lợi nhuận cho phía trung gian. Hiển nhiên thì vấn đề này sẽ làm giảm doanh thu của phía người bán.

Xem thêm: Thương mại điện tử và những điều doanh nghiệp cần biết

Cơ hội và ứng dụng Blockchain trong thị trường thương mại điện tử 

Nền tảng thương mại điện tử kết hợp công nghệ blockchain thực hiện hiệu quả tất cả công tác xử lý và quản lý dữ liệu. Blockchain hình thành các quy trình này trong các khối khác nhau được kết nối thành chuỗi, giúp cho toàn bộ quy trình trong thương mại điện tử có thể mở rộng hơn, an toàn và nhanh chóng hơn.

Công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực cả về kinh tế và xã hội. Không nằm ngoài xu hướng này, với thương mại điện tử, nền tảng công nghệ đóng vai trò quan trọng, giúp duy trì hoạt động của doanh nghiệp và đối tác, đồng thời nâng cao trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng.

Xóa bỏ những thách thức trong thương mại điện tử bằng việc ứng dụng công nghệ số

Việc ứng dụng một công nghệ mang đến giải pháp đa năng như GoSELL, giúp giải quyết những vấn đề và thách thức phổ biến của ngành thương mại điện tử. GoSELL được biết đến như một giải pháp quản lý bán hàng đa kênh với khả năng quản lý đồng bộ các nền tảng thương mại điện tử (Shopee, Lazada,..) và cả những nền tảng kinh doanh online khác như: Website, app bán hàng, mạng xã hội (Facebook, Zalo, TikTok Shop…) cho đến cửa hàng vật lý.

blockchain-03
Ứng dụng công nghệ giúp xóa bỏ các thách thức trong ngành TMĐT

GoSELL cho phép các nhà bán hàng quản lý các vấn đề liên quan đến kinh doanh tại các kênh từ online đến offline chỉ trên một nền tảng GoSELL với độ bảo mật tuyệt đối, giúp các nhà bán hàng đẩy nhanh tốc độ xử lý vận đơn và cả về vấn đề chi phí vận hành. 

GoSELL với bộ giải pháp giúp doanh nghiệp bắt kịp thời đại kinh tế số

  • GoWEB: Thiết kế Website bán hàng chuẩn SEO nhanh chóng, với độ bảo mật cao.
  • GoAPP: Xây dựng App bán hàng mang thương hiệu riêng.
  • GoPOS: Giải pháp hỗ trợ bán hàng chuyên nghiệp, chuẩn xác ngay tại quầy.
  • GoLEAD: Tạo landing page thu hút tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng hiệu quả,
  • GoSOCIAL: Giải pháp tăng tốc bán hàng Facebook và Zalo OA hiệu quả, tiện lợi.
  • GoCALL: Xây dựng đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.

Tất cả hệ sinh thái này được đồng bộ quản lý trên một trang quản trị duy nhất từ kho hàng, sản phẩm, đơn hàng cho đến khách hàng từ tất cả kênh bán hàng và chi nhánh. Nhiều tính năng phục vụ cho tiếp thị khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại được tích hợp sẵn giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý và tìm kiếm khách hàng, từ đó giảm chi phí kinh doanh, nâng cao doanh thu và độ nhận diện thương hiệu.

Khi thấu hiểu được Blockchain cũng như tính ứng dụng của nó trong kinh doanh thương mại và thời đại công nghệ số như hiện nay, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng vượt qua những thách thức của ngành TMĐT và tạo thêm nhiều cơ hội để phát triển mạnh mẽ trong tương lại khi ứng dụng công nghệ vào trong kinh doanh.

Bài viết cùng chuyên mục