Bán hàng đa kênh và tối ưu vận hành – Xu hướng bán lẻ mới của năm 2023
16/03/2023
Nền kinh tế nước ta năm 2022 đã ghi nhận nhiều dấu hiệu khởi sắc, tăng trưởng với tốc độ đáng kể, đặc biệt là khi so sánh với cùng kỳ năm 2021. Nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã có sự phục hồi ấn tượng, vượt qua những khó khăn phải đối mặt trong giai đoạn trước đó.
Hướng tới năm 2023, các doanh nghiệp, nhà bán lẻ sẽ cần có sự thận trọng trong từng bước đi của mình. Nhất là trong giai đoạn mà thế giới tiếp tục đối mặt với các bất ổn chính trị, lạm phát hay suy thoái, việc đưa ra chiến lược phù hợp là vô cùng quan trọng.
Xu hướng bán hàng đa kênh
Sau khi đạt được những sự tăng trưởng đáng kể trong năm 2022, nhiều doanh nghiệp chắc chắn sẽ tiếp tục đẩy mạnh tốc độ, mở rộng quy mô kinh doanh trong năm 2023. Bên cạnh việc đa dạng hóa các mặt hàng sản phẩm, phát triển các kênh bán hàng mới là xu hướng được nhiều doanh nghiệp quan tâm và triển khai.
Theo đó, 2023 được dự đoán sẽ là một năm bùng nổ của xu hướng kinh doanh đa kênh, được thúc đẩy bởi sức mạnh của các kênh bán hàng trực tuyến. Bên cạnh các kênh bán hàng vốn đã chiếm ưu thế lớn như các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, GoMUA…), website, app bán hàng thì các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo và đặc biệt là TikTok sẽ vươn lên như một trọng tâm kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.
Xem thêm: Xu hướng và chiến lược chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp năm 2023
Khi mà các đối tượng khách hàng ngày càng được trẻ hóa, việc mua hàng trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử đang trở nên quen thuộc và phổ biến. Người mua hàng của ngành bán lẻ sẽ trở thành “người tiêu dùng kỹ thuật số”, tiếp tục gia tăng một cách liên tục và nhanh chóng. Đó sẽ là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng mô hình kinh doanh đa kênh đến các nền tảng tiềm năng mới.
Shoppertainment – Mua sắm giải trí
Shoppertainment được xem là xu hướng mua sắm tiêu dùng mới của năm 2023. Tương tự như hình thức mua bán hàng qua điện thoại trước đây, nhưng thay vì tiếp cận một chiều, Shoppertainment cho phép khách hàng tương tác trực tiếp cũng như yêu cầu tư vấn từ người bán. Đây cũng là ưu điểm lớn nhất của xu hướng này khi tạo cơ hội để khách hàng cùng tham gia trò chuyện, đặt các câu hỏi mà họ quan tâm.
Bán hàng thông qua các phiên livestream chính là đại diện tiêu biểu cho xu hướng bán hàng này. Tại các phiên livestream, người bán hay nhà cung cấp thường lồng ghép thêm một số hoạt động giải trí để thu hút sự quan tâm, tương tác của khách hàng.
Bên cạnh hoạt động phát trực tiếp, xu hướng Shoppertainment còn bao gồm một số hình thức bán hàng khác như: Gamification hay thực tế ảo. Mỗi phương thức sẽ có một cách tiếp cận khác nhau nhưng nhìn chung đều hướng đến mục đích khuyến khích khách hàng cùng tham gia tương tác và kích thích nhu cầu mua sắm.
Tối ưu vận hành và quy trình kinh doanh
Xu hướng tiếp theo được nhiều doanh nghiệp chú trọng chính là tối ưu quy trình vận hành kinh doanh. Việc cải tiến bộ máy quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh tốc độ kinh doanh ngành bán lẻ. Sau thời gian chống chọi với vô số những khó khăn, đây là lúc mà doanh nghiệp tăng tốc bán hàng với cơ sở chính là một quy trình vận hành được hoàn thiện.
Bên cạnh việc tối ưu quy trình bán hàng, doanh nghiệp cần chú trọng đến các quy trình có liên quan mật thiết khác. Cụ thể, doanh nghiệp cần củng cố và quản lý hiệu quả nguồn nhân lực, quản lý nhân viên bán hàng ở từng chi nhánh trực tiếp hoặc kênh bán hàng online.
Khách hàng luôn đóng vai trò sống còn đối với mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lưu trữ dữ liệu khách hàng một cách hiệu quả trong hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) là yêu cầu cấp bách đặt ra với nhiều doanh nghiệp, nhà bán lẻ hàng hóa. Sở hữu quy trình quản lý khách hàng hoàn chỉnh coi như nhà bán lẻ đã giành được lợi thế lớn trong cuộc cạnh tranh khắc nghiệt trên thị trường.
Ứng dụng giải pháp công nghệ và phần mềm quản lý bán hàng
Việc sử dụng các phương pháp thủ công, đơn giản để quản lý quy trình bán hàng từ lâu đã không còn phù hợp trong thời đại hiện nay. Mô hình kinh doanh ngày càng được mở rộng đòi hỏi các doanh nghiệp, nhà bán lẻ phải áp dụng các giải pháp công nghệ hỗ trợ, đặc biệt là khi kinh doanh đa kênh.
Doanh nghiệp sẽ không khó để tìm được các phần mềm quản lý bán hàng hiện đại với đầy đủ các tính năng cần thiết trên thị trường hiện nay. Tuy vậy, việc lựa chọn cái tên phù hợp với mô hình, quy mô và đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp nên được đặt lên hàng đầu.
Phần mềm quản lý bán hàng GoSELL có thể là giải pháp mà doanh nghiệp, nhà bán lẻ cân nhắc để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trong năm 2023 này. Với các gói sản phẩm hỗ trợ toàn diện mô hình kinh doanh đa kênh từ offline đến online, GoSELL cho phép doanh nghiệp tối ưu lợi nhuận ở cả cửa hàng vật lý, website, app, sàn TMĐT (Shopee, Lazada, GoMUA) hay các nền tảng mạng xã hội (Facebook, Zalo và tới đây là TikTok). Ngoài ra, doanh nghiệp, nhà bán lẻ cũng có thể tìm hiểu các tính năng chi tiết của phần mềm quản lý bán hàng GoSELL TẠI ĐÂY.
Nhìn chung 2023 sẽ là một năm với không ít những biến động, khó khăn và thách thức dành cho các doanh nghiệp, nhà bán lẻ trong nước. Việc nắm bắt được các xu hướng chủ đạo, phát triển mô hình kinh doanh đa kênh với các giải pháp hỗ trợ hiệu quả sẽ đóng vai trò quan trọng, quyết định thành bại trong cả quá trình kinh doanh.