Mặc kệ trend, Facebook vẫn kiếm tiền ăn đứt TikTok
28/06/2023
Khi giám đốc điều hành TikTok là Shou Zi Chew chuẩn bị điều trần trước Quốc hội vào ngày 23/3 vừa qua, đã có hơn 100 triệu người dùng của TikTok tại Mỹ lo ngại rằng chính phủ nước này đang chuẩn bị cấm nền tảng của công ty Trung Quốc vì lo ngại về vấn đề an ninh. Trong khi đó, các công ty mạng xã hội của Mỹ, điển hình là Facebook, Twitter thì lại thở phào nhẹ nhõm khi loại bỏ được đối thủ đáng gờm. Theo các chuyên gia thì phải mất rất lâu nữa TikTok mới có thể vượt qua khả năng kiếm tiền của Facebook.
TikTok vẫn còn khá chập chững trong việc kiếm tiền
Mặc dù nhu cầu xem video dạng ngắn là vô cùng lớn, định dạng này đang tỏ ra kém lợi nhuận hơn so với nguồn cấp tin tức cũ. Theo báo cáo của The Economist thì TikTok kiếm tiền từ người dùng Mỹ với mức độ chỉ 0,31 USD mỗi giờ, bằng 1/3 so với Facebook và bằng 1/5 so với Instagram.
Cũng theo ước tính của công ty nghiên cứu Insider Intelligence, thì TikTok sẽ kiếm được khoảng 67 USD từ mỗi người dùng Mỹ, trong khi Instagram sẽ kiếm được hơn 200 USD. Từ đó cho thấy đây không chỉ là vấn đề của mỗi TikTok.
Và theo CEO Meta Mark Zuckerberg cũng đề cập với các nhà đầu tư hồi tháng 2: “Hiện tại, hiệu quả kiếm tiền của Reels (video ngắn) kém hơn rất nhiều so với Feed (bảng tin). Vì vậy, Reels càng phát triển thì càng hút mất thời gian vào Feed và như vậy chúng ta sẽ thực sự mất tiền”.
Giải thích cho lý do trên, Chuyên gia Jasmine Enberg tại Insider Intelligence cho rằng các nền tảng có xu hướng giữ cho lượng quảng cáo ở mức thấp trong giai đoạn thu hút người dùng và cũng là để các nhà quảng cáo dành thời gian nhằm làm quen với các sản phẩm mới. Song, chính Meta cũng thừa nhận rằng sẽ còn rất lâu nữa Reels mới mang lại lợi nhuận như Feed. Trong một cuộc họp của công ty, Susan Li – Giám đốc Tài chính của Meta cho biết: “Chúng tôi đã mất vài năm để thu hẹp khoảng cách giữa quảng cáo ở Stories và Feed”.
Tìm hiểu thêm: Những cách kiếm tiền trên TikTok đơn giản, hot nhất hiện nay.
“Át chủ bài” của Mark Zuckerberg vẫn giữ phong độ, kiếm tiền ăn đứt TikTok
Ngay cả các ứng dụng video lâu đời cũng không thể theo kịp các mạng xã hội về việc kiếm tiền. Theo ước tính của công ty tư vấn tài chính Bernstein, Youtube – dù đã tồn tại được 18 năm vẫn kiếm được ít hơn một nửa số tiền trên mỗi giờ của người dùng so với Facebook hoặc Instagram.
Tại Trung Quốc, các video dạng ngắn đã phát triển vài năm trước khi xuất hiện ở các nước phương Tây, quảng cáo video ngắn kiếm tiền chỉ bằng khoảng 15% so với tỷ lệ quảng cáo trên các ứng dụng thương mại điện tử địa phương.
Việc xem video ngắn dường như khiến nhiều người tiêu dùng rơi vào tâm trạng thụ động hơn so với việc cập nhật trạng thái của bạn bè trên bảng tin Facebook, khiến họ ít có khả năng nhìn thấy quảng cáo hơn.
Theo báo cáo của công ty tiếp thị Tinuiti, việc đặt 1.000 lượt hiển thị cho một quảng cáo video trên Reels ở Instagram tốn khoảng một nửa so với 1.000 lượt hiển thị trên bản tin. Điều này cho thấy các nhà quảng cáo coi quảng cáo trên Reels có ít khả năng tạo ra lợi nhuận hơn.
Thống kê trên cũng cho thấy chỉ hơn 40% trong số 10 triệu nhà quảng cáo của Meta sử dụng quảng cáo Reels. Việc lấy 60% còn lại để tạo quảng cáo video có thể được thực hiện dễ dàng hơn nhờ trí tuệ nhân tạo.
Các ứng dụng video ngắn cũng bị cản trở bởi cơ sở dữ liệu yếu hơn. Đối với khách hàng, một phần sức hấp dẫn của TikTok và nhiều ứng dụng tương tự là người dùng không cần làm gì khác ngoài việc xem và vuốt khi họ cảm thấy nhàm chán.
Xem thêm: Reels là gì? Những cách để kiếm tiền từ Facebook Reels hiệu quả
Thuật toán sử dụng điều này để tìm hiểu loại video và quảng cáo mà họ có thể thích. Nhưng phỏng đoán này không thể thay thế cho dữ liệu cá nhân cứng được thu thập bởi thế hệ mạng xã hội trước đó trong nhiều năm.
Kết quả cuối cùng là nhiều nhà quảng cáo vẫn xem video ngắn là nơi dành cho quảng cáo thương hiệu, nhằm nâng cao nhận thức chung về sản phẩm của họ, thay vì quảng cáo bán hàng trực tiếp.
Từ điều trên cho thấy Facebook và Instagram có lợi thế hơn hẳn TikTok – dù là sản phẩm ăn theo. Meta có thể sử dụng kho dữ liệu người dùng được xây dựng trong nhiều năm, khi có rất ít quy tắc chống lại việc theo dõi hoạt động của người dùng trên mạng xã hội lớn.
TikTok cũng cho biết họ đã đầu tư lớn vào các quảng cáo bán hàng trực tiếp, bao gồm các công cụ mới để đo lường độ hiệu quả của chúng nhưng họ vẫn khó bắt kịp Meta. Bởi theo thực tế, đúng là Facebook đang chững lại và TikTok đang trỗi dậy, thế nhưng đế chế của Mark Zuckerberg không hề yếu ớt mà ngày càng bùng nổ mạnh mẽ hơn.
Nhà bán hàng nên tận dụng cả Facebook và TikTok để kiếm tiền
Với những thống kê về việc kiếm tiền giữa Facebook và TikTok, chúng ta đều thấy rất rõ dù Facebook được xem là nền tảng “gạo cội” nhưng vẫn kiếm tiền ăn đứt TikTok. Tuy nhiên, đối với các nhà bán hàng nói chung thì đây vẫn là hai kênh bán hàng tiềm năng giúp họ hái ra tiền. Trong đó:
Đối với kênh bán hàng TikTok
Công ty Mediastep Software Việt Nam vào ngày 14/04 vừa rồi đã cho ra mắt tính năng quản lý vận hành TikTok Shop. Tính năng được dự đoán sẽ là một trong các công cụ giúp nhà bán hàng theo dõi, đồng bộ và xử lý đơn hàng một cách nhanh chóng.
Đồng thời, tính năng cũng hỗ trợ đồng bộ sản phẩm – nghĩa là các sản phẩm từ TikTok Shop sẽ được đồng bộ lên hệ thống quản lý GoSELL. Việc này sẽ tạo thuận lợi giúp nhà bán hàng quản lý sản phẩm dễ dàng, khi họ có nhu cầu nhập thêm sản phẩm mới hoặc cập nhật các thông tin mới lên sản phẩm cũ – họ chỉ cần cập nhật lên hệ thống GoSELL để đồng bộ cùng lúc lên TikTok Shop. Như vậy mọi thông tin sẽ không bị thiếu sót, mà họ cũng sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức.
Đối với kênh bán hàng Facebook
Công ty cũng phát triển giải pháp GoSOCIAL, giúp các nhà bán hàng tối ưu quy trình tư vấn, hỗ trợ khách hàng chỉ trên một hệ thống quản lý duy nhất. Bằng cách kết nối 5 Fanpage Facebook cùng với 1 Zalo OA, nhà bán hàng có thể nhận được thông báo tin nhắn mới từ khách hàng trên bất kỳ fanpage nào để trả lời kịp thời. Đặc biệt, nhà bán hàng cũng có thể phân công cho một nhân viên cụ thể để tư vấn khách hàng nhanh chóng hơn, tên nhân viên sẽ được hiển thị cụ thể để khách hàng nhận biết ai đang hỗ trợ mình.
GoSOCIAL còn cho phép nhà bán hàng lên sẵn kịch bản để thiết lập tính năng trả lời tự động – Chatbot. Khi thiết lập tính năng này, nhà bán hàng không cần phải trực tiếp trực fanpage 24/7 mà khách hàng vẫn có thể nhận được câu trả lời tự động trong tích tắc. Như vậy trải nghiệm khách hàng sẽ được diễn ra xuyên suốt mà không bị gián đoạn.
Bên cạnh đó, bạn có thể tạo, hoặc chỉnh sửa, hoặc kích hoạt một chiến dịch tin nhắn quảng bá trên Facebook. Sau đó tùy chọn gửi ngay, hoặc lên lịch gửi tin nhắn đến các nhóm đối tượng khách hàng khác nhau. Cũng như gửi các thông báo, các chương trình ưu đãi, khuyến mãi, mã giảm giá… nhằm phục vụ cho chiến dịch marketing.
Kết luận
Nhìn chung, các nhà bán hàng có thể tận dụng cả hai kênh Facebook và TikTok Shop kết hợp sử dụng các công cụ công nghệ để tăng độ phủ sóng cho thương hiệu trên nền tảng internet. Đồng thời, thu hút lực lượng khách hàng đông đảo mua sắm để mang về doanh thu vượt trội cho doanh nghiệp/cửa hàng của mình.