Press » Hoạt động công ty » TikTok tham vọng chiếm lĩnh thị trường thương mại điện tử

Hoạt động công ty

TikTok tham vọng chiếm lĩnh thị trường thương mại điện tử

04/08/2023

Với những thuật toán giúp lôi cuốn người xem vào những video vô tận. Bỏ qua những chính sách siết chặt đến từ nhiều quốc gia. TikTok Shop vẫn đang cho thấy khả năng vượt mặt đối thủ ở mảng thương mại điện tử trong tương lai. Đặt mục tiêu mở rộng quy mô kinh doanh thương mại điện tử gấp 4 lần lên 20 tỷ USD trong năm nay nhờ sự tăng trưởng nhanh chóng ở thị trường Đông Nam Á.

TikTok tham vọng chiếm lĩnh thị trường thương mại điện tử

Thị trường Đông Nam Á chính là động lực thúc đẩy TikTok đặt ra mục tiêu

Có thể thấy động lực chính để tạo ra những tăng trưởng này là nhờ vào tốc độ phát triển mạnh mẽ của TikTok tại thị trường Đông Nam Á. Đặc biệt là Indonesia, nơi những người có ảnh hưởng (KOL) đua nhau livestream bán hàng.

Công ty nghiên cứu thị trường Insider Intelligence cho biết tính đến tháng 5/2023, số lượng người dùng TikTok chỉ riêng Đông Nam Á đạt 135 triệu người. Còn theo Statistic, Indonesia là quốc gia có số lượng người dùng TikTok lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, với khoảng 113 triệu tài khoản (những người ở độ tuổi thanh niên chiếm 52% dân số).

Trong các quốc gia Đông Nam Á cũng không thể không nói đến Việt Nam đứng thứ sáu top 10 quốc gia có lượng người dùng TikTok lớn nhất thế giới. Theo thống kê số liệu vào đầu năm 2023 được công bố trên các nguồn quảng cáo của ByteDance cho thấy TikTok Việt Nam có 49,86 triệu người dùng từ độ tuổi 18 trở lên.

Theo đó, ByteDance công ty mẹ của TikTok đang nhắm đến việc tăng gấp 4 lần quy mô cho mảng thương mại điện tử trên toàn cầu, với chỉ tiêu tổng giá trị hàng hóa giao dịch GMV – Gross Merchandise Volume (tổng giá trị hàng hóa), lên 20 tỷ trong năm nay. TikTok đang nỗ lực trong hành trình chiếm lấy miếng bánh trong thị phần thương mại điện tử 17 nghìn tỷ USD.

TikTok đang đặt cược vào thị trường Đông Nam Á
TikTok đang đặt cược vào thị trường Đông Nam Á

TikTok tìm cách mở rộng thị phần thương mại điện tử tại các thị trường Châu Âu

Với mục tiêu chiếm được thị phần trong miếng bánh 17 nghìn tỷ USD ở lĩnh vực TMĐT. TikTok đang tìm cách để mở rộng doanh số bán hàng sang thị trường Mỹ và Châu Âu. Tuy nhiên, tại Mỹ TikTok đang gặp những khó khăn dù có đến 150 triệu người dùng tại quốc gia này. Nền tảng đứng trước nguy cơ bị cấm hoặc bị giới hạn ở một số bang. Chính quyền Mỹ cũng cân nhắc loại bỏ mạng video ngắn này do lo ngại “đe dọa an ninh quốc gia” điều mà công ty Trung Quốc nhiều lần phản đối. Tuy nhiên, việc hình thành mối quan hệ có lợi với các nhà bán và thương hiệu lớn có thể giúp TikTok tìm được đồng minh tại quốc gia này.

Tuy nhiên, theo Data.Ai, TikTok vẫn được xem là mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại Mỹ, với trung bình trong năm 2022 người dùng trên thiết bị Android dành khoảng 28.7 giờ mỗi tháng cho TikTok, đây được cho là mức tăng trưởng đáng của TikTok so với 2021 là 22.8 tiếng. Bỏ xa đối thủ là Facebook với 15,5 tiếng. 

ByteDance được thành lập từ hơn 1 thập kỷ trước bởi Zhang Yiming và Liang Rubo. Nhờ các nền tảng có tính lan truyền cao như TikTok và Douyin (phiên bản TikTok nội địa Trung Quốc), công ty đã nhanh chóng trở thành gã khổng lồ ngành Internet trị giá hơn 200 tỷ USD.

Trên thực tế, mua sắm trực tuyến chưa trở nên phổ biến ở Mỹ và châu Âu mặc cho những nỗ lực thay đổi thói quen từ Instagram và những ứng dụng khác. Tuy nhiên, TikTok đang dựa trên thành công họ đã đạt được ở Trung Quốc mà đưa ra dự đoán sẽ phổ biến ở châu Âu.

TikTok Shop với tham vọng chiếm lĩnh thị trường thương mại điện tử

TikTok là một nền tảng truyền thông xã hội video ngắn do ByteDance tạo ra vào năm 2017. Ngày 28/2/2022, TikTok chính thức ra mắt TikTok Shop như một giải pháp thương mại điện tử tại Việt Nam. Sau khi ra mắt, TikTok Shop đã nhanh chóng thực hiện chiến lược tung mã khuyến mãi nhằm thu hút người dùng, tương tự như cách mà Shopee và Lazada đã làm. 

Hiện nay, TikTok Shop vẫn là một phần rất lớn trong doanh thu 80 tỷ USD của bytedance. Để có thể so sánh, thì vào năm ngoái SEA công ty internet lớn nhất Đông Nam Á đã tăng GMV thương mại điện tử lên đến 18% với mục tiêu đạt 73,5 tỷ USD. 

Nhưng nếu TikTok đạt được mục tiêu tham vọng là 20 tỷ USD, qua đó TikTok có thể chứng minh rằng thương mại qua livestream có thể thu hút được lượng lớn người dùng và giành được thị phần trong mua sắm trực tuyến. 

Chỉ riêng tại Indonesia GMV của TikTok Shop đã vượt 2,5 tỷ USD và cán mốc 1 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm 2023, theo như nghiên cứu của công ty thương mại điện tử Cube Asia.

Mặc dù là “tay chơi” hoàn toàn mới so với các nền tảng TMĐT Shopee, Lazada, Sendo hay Tiki, nhưng TikTok Shop lại chiếm được chỗ đứng trên thị trường Việt Nam. Mỗi ngày TikTok Việt Nam có khoảng 50 triệu lượt xem và chưa tính đến giờ xem livestream.

TikTok là ứng dụng gây nghiện nhất dựa trên thời gian sử dụng
TikTok là ứng dụng gây nghiện nhất dựa trên thời gian sử dụng

Xem thêm: Chiến lược mới giúp tăng trưởng kinh doanh thương mại điện tử 2023

Tính đến quý 1/2023, 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất hiện nay là Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, TikTok Shop ghi nhận tổng doanh thu bán hàng lên đến 39.000 tỷ đồng. Trong đó, riêng TikTok Shop đóng góp 15,3% tổng doanh thu bán hàng, đạt 6.000 tỷ đồng với 41,3 triệu sản phẩm được giao thành công từ 68,411 nhà bán hàng và chính thức vượt qua Tiki và Sendo, theo báo cáo của công ty phân tích dữ liệu Metric.

Có thể thấy, với sự phát triển mạnh mẽ đó thì kinh doanh trên TikTok Shop có thể được ví như là cuộc chiến giữa các nhà bán hàng. Và để có thể vận hành được một cửa hàng trực tuyến hiệu quả đòi hỏi chủ kinh doanh phải có kinh nghiệm và kiến thức. Song song đó, với bối cảnh thương mại điện tử liên tục bùng nổ trong năm 2023, thì đây chính là thời điểm để các nhà bán hàng bước khỏi vùng an toàn và ứng dụng chuyển đổi số để bứt phá trong hoạt động kinh doanh. 

Trong bối cảnh kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, doanh nghiệp cần tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng trong quá trình mua hàng, do đó các quy trình về xử lý đơn hàng, quản lý đơn hàng, quản lý kho hàng… cũng cần được xây dựng một cách toàn diện. Trong đó, giải pháp GoSELL có thể hỗ trợ các nhà bán hàng giải quyết được các vấn đề vừa đề cập ở trên. 

Chuyển đổi số bứt phá kinh doanh trên TikTok Shop

Phần mềm quản lý bán hàng GoSELL khá nổi bật trong việc cung cấp các giải pháp cho nhà bán hàng, và kết nối với các kênh bán hàng nổi bật như: TMĐT (Lazada, Shopee,..), mạng xã hội (Zalo, Facebook…), app bán hàng, website và gần đây nhất là nền tảng TikTok, hệ thống GoSELL cho phép quản lý cùng lúc nhiều tài khoản TikTok Shop trên cùng một nền tảng.

Chuyển đổi số bứt phá kinh doanh trên TikTok Shop
Chuyển đổi số bứt phá kinh doanh trên TikTok Shop

Mang đến cho các nhà bán hàng những tính năng nổi bật như:

Quản lý đơn hàng: Các nhà bán hàng có thể dễ dàng quản lý số lượng đơn sau buổi live. Dễ dàng xác nhận đơn, lên đơn nhanh chóng, dễ dàng in vận đơn ngay tức thì, tránh trường hợp bỏ sót hay nhầm đơn. Và theo dõi quá trình vận chuyển ngay trên nền tảng GoSELL.

Đồng bộ quản lý sản phẩm, kho hàng: Nhà bán hàng có thể đồng bộ dữ liệu đơn hàng từ tài khoản TikTok shop về hệ thống GoSELL và với chiều người lại. Bạn cũng có thể dễ dàng quản lý lượng hàng hóa trong kho của tất cả các nền tảng về hệ thống GoSELL.

Đo lường hiệu quả: Với báo cáo phân tích kinh doanh, nhà bán hàng có thể theo dõi được tình hình chốt đơn sau các buổi live hoặc theo tuần, tháng, quý… Thống kê những chi phí, báo cáo bán hàng toàn diện và dự báo xu hướng mua hàng. Giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn.

Nói một cách khách quan, thì TikTok Shop là nền tảng có tiềm năng phát triển và cạnh tranh lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử, do sở hữu lượng lớn người dùng, đây cũng là nền tảng phát triển mạnh mẽ và phổ biến với giới trẻ. Nền tảng này đang tận dụng tốt sức hấp dẫn của mình để tạo ra những trải nghiệm mua sắm mới lạ. Tuy nhiên, để kinh doanh thành công trên TikTok còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Bài viết cùng chuyên mục