Hoạt động công ty
Xu hướng đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học tại Việt Nam
28/07/2023
Thương mại điện tử đang dần trở thành một trong những ngành trọng điểm của nền kinh tế Việt Nam. Đó cũng là một trong nhiều lý do quan trọng khiến lĩnh vực này thành một trong những ngành “hot” nhất trên giảng đường đại học. Nhiều trường cũng đang không ngừng đầu tư và cơ sở vật chất, giảng viên để cải thiện chất lượng đào tạo và thu hút hơn nữa các đối tượng sinh viên.
Xu hướng phát triển thương mại điện tử
Những năm gần đây, thương mại điện tử đang dần được các doanh nghiệp nhìn nhận một cách chính xác hơn về tầm quan trọng cũng như những lợi ích mà nó có thể mang lại. Kinh doanh, bán hàng thông qua TMĐT ngày càng được nhân rộng và trở thành một hướng đi chiến lược của phần lớn doanh nghiệp. Sự đa dạng về mô hình hoạt động, về đối tượng tham gia, chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ với sự hỗ trợ của hạ tầng Internet và ứng dụng công nghệ hiện đại đã đưa TMĐT trở thành trụ cột quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số nền kinh tế quốc gia.
Với sự xuất hiện và tác động ngoài dự đoán của đại dịch, tốc độ phát triển TMĐT càng được thúc đẩy một cách nhanh chóng hơn. Việc ứng dụng công nghệ số, xây dựng kênh các kênh bán hàng TMĐT trở thành giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua khó khăn cũng như nắm bắt các cơ hội mới từ nhu cầu phát sinh của thị trường. Mặc dù giai đoạn khó khăn đã qua đi nhưng thói quen mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam cũng được xem là đã chuyển dịch từ mua hàng truyền thống sang hình thức mua hàng online thông qua các nền tảng thương mại điện tử.
Nhu cầu mua sắm TMĐT gia tăng cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư, mở rộng hơn nữa các hoạt động kinh doanh, bán hàng và quản lý bán hàng TMĐT. Với tiềm năng khổng lồ của thị trường, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chính là cách giúp các doanh nghiệp có thể cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ cùng ngành. Do đó, việc đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT được xem là một yêu cầu quan trọng hàng đầu để không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp mà cả quy trình chuyển đổi số nền kinh tế của đất nước.
Tìm hiểu thêm: Những xu hướng định hình thương mại điện tử năm 2023
Thực trạng đào tạo thương mại điện tử tại Việt Nam
Theo thống kê của Hiệp Hội Thương Mại Điện Tử Việt Nam (VECOM) thực hiện khảo sát tại 132 cơ sở giáo dục năm 2022, cả nước hiện có 36 trường đại học đào tạo thương mại điện tử. Trong số đó bao gồm 14 trường ở miền Bắc, 5 trường ở miền Trung và 17 trường đại học ở miền Nam.
Hầu hết các trường đào tạo thương mại điện tử tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, hệ thống giáo dục đại học cũng có 37 trường đại học đào tạo chuyên ngành TMĐT và 60 trường đào tạo môn học liên quan đến TMĐT. Ngoài ra, báo cáo cũng có thấy có 110 trường đại học giảng dạy thương mại điện tử từ môn học đến ngành đào tạo.
Với xu hướng ngày càng lớn mạnh, thương mại điện tử đang liên tục được các trường đầu tư để nâng cao chất lượng giảng dạy. Trong chương trình đào tạo TMĐT, hầu hết các trường đã xác định được các mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và các chuẩn đầu ra. Các trường đã đưa ra các chương trình học để cung cấp các kiến thức, kỹ năng, ngoại ngữ, tin học và năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm cho sinh viên của mình.
Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên chất lượng cao phục vụ cho ngành thương mại điện tử vẫn còn hạn chế tại các cơ sở giáo dục. Thực tế cho thấy đa số các giảng viên TMĐT chuyển sang từ các ngành khác. Việc tuyển dụng giảng viên TMĐT cũng gặp không ít khó khăn do yêu cầu kiến thức chuyên môn liên ngành về kinh tế và công nghệ thông tin.
Xem thêm: Mediastep giới thiệu sản phẩm GoSELL đến giảng viên các trường đại học tại buổi tập huấn về TMĐT
Yêu cầu đặt ra đối với các trường đại học đào tạo thương mại điện tử
Để đạt được hiệu quả đào tạo tốt nhất khi đào tạo ngành thương mại điện tử, các trường đại học sẽ cần chú trọng đến việc đưa ra đề cương chi tiết cho từng học phần. Giáo trình phải được xây dựng rõ ràng, chi tiết, bao gồm phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá, mục tiêu và nội dung bài học, và các chuẩn đầu ra đáp ứng cho từng học phần cụ thể. Các trường cũng có thể so sánh, đối sánh chương trình đào tạo TMĐT giữa các trường trong nước và quốc tế để nhận ra được các điểm mạnh và điểm yếu còn tồn tại, từ đó có kế hoạch cải thiện.
Các cơ sở giáo dụng cần nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, bao gồm năng lực về chuyên môn và năng lực về ngoại ngữ thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn. Hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên, giảng viên, hội thảo chuyên ngành cũng nên được chú trọng tại các cơ sở giáo dục. Bên cạnh đó, tham gia vào mạng lưới TMĐT giữa các trường với nhau cũng là giải pháp để phát triển hơn về chất lượng và số lượng giảng viên TMĐT.
Để đảm bảo quá trình đào tạo không bị lỗi thời, các trường đại học cần phải thường xuyên cập nhập xu hướng mới về TMĐT trên thế giới. Việc gắn kết các hoạt động đào tạo với doanh nghiệp thông qua các buổi hội thảo được xem là một phương pháp nên được chú trọng và áp dụng. Ví dụ điển hình chính là việc các trường đại học hàng đầu ở TP Hồ Chí Minh đã và đang hợp tác cùng công ty Mediastep Software Việt Nam – một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực thương mại điện tử để hỗ trợ, tạo các điều kiện tốt nhất giảng dạy ngành TMĐT tại nhà trường.
Xem thêm: Công ty MediaStep ký thỏa thuận hợp tác với Trường ĐH Ngân hàng Tp. HCM
Mediastep Software Việt Nam hợp tác hỗ trợ đào tạo thương mại điện tử tại các trường đại học lớn tại TP Hồ Chí Minh
Công ty Mediastep Software Việt Nam được biết đến như là một trong những đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ tiên phong và hàng đầu trên thị trường. Với thương hiệu GoSELL, Mediastep đã hỗ trợ hơn 15.000 doanh nghiệp thành công chuyển đổi số, quản lý bán hàng toàn diện khi kinh doanh đa kênh thương mại điện tử.
Những giải pháp chính mà GoSELL cung cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh đa kênh, thương mại điện tử trên thị trường bao gồm:
- GoWEB: Thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp, chuẩn thương mại điện tử một cách nhanh chóng và phù hợp.
- GoAPP: Tạo app bán hàng trên điện thoại, có mặt trên cả Android và iOS, giúp thu hút khách hàng quay lại mua sắm nhiều hơn.
- GoPOS: Quản lý bán hàng tại quầy, lên đơn nhanh chóng, quản lý tồn kho chi tiết đến từng chi nhánh.
- GoSOCIAL: Hỗ trợ bán hàng trên nền tảng mạng xã hội Facebook và Zalo. Đồng bộ tin nhắn, tạo kịch bản trả lời và tạo đơn hàng ngay khi chat.
- GoLEAD: Tạo Landing Page chuyên nghiệp, giúp thu thập thông tin khách hàng và đẩy mạnh tỷ lệ chuyển đổi cũng như chốt Sales.
- GoCALL: Hệ thống tổng đài ảo, giúp doanh nghiệp xây dựng đội ngũ telesales và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
Với mục tiêu hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành TMĐT, Mediastep đã và đang triển khai các chiến lược liên kết, hỗ trợ đào tạo ngành thương mại điện tử tại một số trường đại học lớn TP HCM. Đến nay, Mediastep đã ký các thỏa thuận hợp tác chính thức cùng trường Đại học Công nghiệp TP HCM (IUH), Đại học Công nghệ TP HCM (Hutech), Đại học Ngân hàng TP HCM (HUB), Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH).
Trong thỏa thuận hợp tác, công ty Mediastep Software Việt Nam sẽ đóng vai trò là đơn vị đồng hành, hỗ trợ sinh viên trường nghiên cứu, thực hành chuyên sâu về lĩnh vực thương mại điện tử trong suốt quá trình học tập. Hơn nữa, Mediastep sẽ tạo mọi điều kiện để sinh viên có cơ hội thực tập, phát triển, nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn đáp ứng nhu cầu chuyên môn khi làm việc trong ngành TMĐT trong tương lai.
Thương mại điện tử chắc chắn sẽ là một xu hướng chủ đạo, đóng vai trò quan trọng trong nền toàn bộ kinh tế nước ta trong tương lai. Những nỗ lực hỗ trợ mà Mediastep đã thực hiện với mục tiêu không gì khác ngoài hy vọng có thể đóng góp vào sự phát triển, tăng trưởng của ngành TMĐT, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số đất nước.