Press » Hoạt động công ty » Các hình thức thanh toán an toàn khi mua bán hàng quốc tế

Hoạt động công ty

Các hình thức thanh toán an toàn khi mua bán hàng quốc tế

30/08/2023

Thời đại công nghệ số ngày càng hội nhập và phát triển dẫn đến nhu cầu mua bán và trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, trong quá trình mua bán hàng hóa giữa các quốc gia, có thể phát sinh những vấn đề tỷ giá chuyển đổi ngoại tệ, chi phí vận chuyển, hoặc thậm chí là lừa đảo. Do đó, việc lựa chọn hình thức thanh toán quốc tế an toàn và phù hợp là vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. 

Các hình thức thanh toán an toàn khi mua bán hàng quốc tế

Các hình thức thanh toán quốc tế được tin dùng nhất hiện nay

Như đã nói, chính vì nhu cầu mua bán trên thị trường quốc tế ngày càng nhiều, kéo theo đó rất nhiều hình thức thanh toán quốc tế dành cho các doanh nghiệp đã ra đời. Trong đó, có 3 hình thức phổ biến như: 

Phương thức chuyển tiền quốc tế (Remittance): Đây là hình thức thanh toán chuyển tiền quốc tế dành cho các doanh nghiệp, mà bên nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình thông qua một ngân hàng đại lý ở nước ngoài chuyển trả một số tiền nhất định cho bên xuất khẩu. Với hình thức này doanh nghiệp có thể chuyển tiền bằng thư (Mail transfer) hoặc bằng điện (Telegraphic Transfer).

Chuyển tiền bằng thư (Mail transfer): Ngân hàng chuyển tiền trực tiếp gửi lệnh chuyển tiền bằng thư đến ngân hàng đại lý, yêu cầu ngân hàng này thanh toán cho người thụ hưởng theo chỉ định.

Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – TT): Lệnh thanh toán do ngân hàng chuyển tiền gửi trực tiếp thông qua mạng lưới liên lạc viễn thông đến ngân hàng đại lý, yêu cầu ngân hàng này chi trả cho người thụ hưởng chỉ định. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng khi 2 bên có quan hệ tin cậy và giá trị thanh toán không cao để tránh rủi ro không mong muốn.

Các hình thức thanh toán phổ biến trong mua bán xuất nhập khẩu
Các hình thức thanh toán phổ biến trong mua bán xuất nhập khẩu

Phương thức nhờ thu (Collection of payment): Nhờ thu là hình thức thanh toán mà theo đó, bên xuất khẩu (phía bán hàng) sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ sẽ ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên mua (phía nhập khẩu) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác. Phía nhà xuất khẩu chỉ nên sử dụng thanh toán nhờ thu khi đã có quan hệ lâu năm và tín nhiệm nhà nhập khẩu.

Phương thức tín dụng chứng từ L/C (Letter of credit): L/C được hiểu là văn bản do ngân hàng NK phát hành cam kết trả tiền cho người XK sau khi người này xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Do đó L/C này được gọi là L/C thương mại hay L/C chứng từ. L/C được lập trên cơ sở các điều khoản trong hợp đồng nhưng hoàn toàn độc lập với hợp đồng.

Lưu ý: L/C do ngân hàng mở theo yêu cầu của người nhập khẩu. Vì vậy khi mở bảo lãnh L/C, bạn nên xem kỹ nội dung của hợp đồng để đảm bảo không có mâu thuẫn khi đưa vào LC.

Ngoài những hình thức thanh toán quốc tế vừa kể trên, thì cổng thanh toán trực tuyến quốc tế cũng là hình thức mà các doanh nghiệp nên cân nhắc để liên kết và sử dụng lâu dài. Do đó, doanh nghiệp cần phải cân nhắc để có thể tìm ra cổng thanh toán quốc tế hoàn hảo, phù hợp cho hình thức kinh doanh của mình. 

Xem thêm: Tại sao cần phải sử dụng đa dạng hình thức thanh toán cho khách hàng

Có thể thấy, những phương thức thanh toán này khá rườm rà, nhiều thủ tục, gây khó khăn đến cả người bán và người mua. Do đó, ngày nay các doanh nghiệp đã chuyển sang xuất khẩu trực tuyến với hình thức thanh toán số, hoặc giao dịch thông qua các nền tảng TMĐT quốc tế. 

Các hình thức thanh toán khi xuất khẩu qua sàn TMĐT

Để hỗ trợ các doanh nghiệp mang hàng hóa ra thị trường quốc tế, đa số các sàn xuất khẩu TMĐT đều có khả năng tiếp cận đối tượng khách nước ngoài mua hàng ở nhiều quốc gia khác nhau đồng thời tích hợp đa dạng các phương thức thanh toán.

Lưu ý, doanh nghiệp nên lựa chọn những cổng thanh toán chấp nhận nhiều loại thể như: Visa, Napas, Mastercard, JCB và hỗ trợ chuyển đổi tỷ giá hợp lý tại nhiều quốc gia.

Dưới đây là top các cổng thanh toán trực tuyến quốc tế nổi tiếng không chỉ trên thế giới mà còn được nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam ưa chuộng sử dụng.

E-Checking

Phương thức thanh toán E-Checking này có thể xa lạ đối với Việt Nam, nhưng tại Mỹ có thể nói nó rất phổ biến. Vì đối với các tài khoản Việt Nam, quá trình giao dịch thông qua E-Checking sẽ khó khá khăn. Bên cạnh đó, chi phí cho mỗi lần giao dich cũng khá cao, lên đến khoảng 15$.

Credit card 

Ngược lại với E-Checking, phương thức thanh toán Credit Card khá đơn giản và phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam. Nhưng nó vẫn có những mặt hạn chế như: thời gian giao dịch kéo dài lên đến 2-3 ngày và nó cũng giới hạn người dùng không được sử dụng quá 20.000$.

Paypal

Có thể nói PayPal là cổng thanh toán quốc tế trực tuyến được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam. Cổng thanh toán PayPal chấp nhận liên kết với nhiều loại thẻ như: thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ,…Các mức phí trên cổng thanh toán PayPal cũng rất hợp lý và phù hợp với hầu hết người dùng khi có nhu cầu thanh toán hóa đơn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Khi sử dụng Paypal, ngoài phí chuyển đổi ngoại tệ thì người dùng sẽ không bị bắt chịu thêm các chi phí khác như phí khởi động tài khoản hoặc phí duy trì. Hiện tại, cổng thanh toán trực tuyến quốc tế Paypal đang được tích hợp với hơn 350.000 website bán hàng trên khắp thế giới.

Tìm hiểu thêm: GoSELL tích hợp PayPal, giúp doanh nghiệp bán hàng toàn cầu

Xuất khẩu trực tuyến qua Alibaba với đa dạng các hình thức thanh toán

Tất cả các hình thức thanh toán vừa kể trên đều được hỗ trợ bởi nền tảng sàn TMĐT lớn nhất thế giới Alibaba.com, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu hàng hóa và thanh toán an toàn, nhanh chóng. 

Xuất khẩu dễ dàng và hiệu quả với GoEXPORT
Xuất khẩu dễ dàng và hiệu quả với GoEXPORT

Để xuất khẩu hàng hóa, đòi hỏi doanh nghiệp cần khá nhiều những thủ tục. Và nếu ở điều kiện bình thường, các doanh nghiệp muốn tiếp cận các nhà mua hàng quốc tế là khá khó khăn, đòi hỏi rất nhiều nhân lực, tài lực, chi phí để quảng bá và tìm kiếm khách hàng quốc tế. Nhưng với GoEXPORT, doanh nghiệp xuất khẩu có thể tiếp cận, tìm kiếm hàng triệu khách hàng với chi phí tiết kiệm nhất. 

GoEXPORT được biết đến là sản phẩm hợp tác giữa công ty TNHH Mediastep Software Việt Nam và Alibaba, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nhanh chóng và hiệu quả. Đến với GoEXPORT, doanh nghiệp sẽ có thể dễ dàng tham gia xuất khẩu sản phẩm thông qua sàn TMĐT Alibaba và sàn TMĐT xuyên biên giới Source Vietnam. 

Đồng thời, với GoEXPORT doanh nghiệp cũng không tốn thời gian, công sức và ngân sách ra nước ngoài tìm kiếm khách hàng mà chỉ cần ngồi tại nhà tạo gian hàng, quảng cáo và chờ nhận được yêu cầu báo giá từ khách hàng quốc tế. Tại đây GoEXPORT sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu quảng cáo từ khóa, tăng khả năng hiển thị sản phẩm, qua đó giúp doanh nghiệp tự tin mở rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng xuyên biên giới với gấp đôi khả năng tiếp cận và phủ sóng thương hiệu ra toàn thế giới.

Có thể thấy việc lựa chọn hình thức thanh toán trực tuyến sẽ phụ thuộc vào bản chất của hoạt động kinh doanh thương mại điện tử doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần biết rõ về sự khác biệt giữa các hình thức và cổng thanh toán để mang đến cho những khách hàng của mình trải nghiệm mua sắm tuyệt vời nhất.

Bài viết cùng chuyên mục