Press » Hoạt động công ty » Nhiều doanh nghiệp hồi sinh nhờ xu hướng livestream bán hàng

Hoạt động công ty

Nhiều doanh nghiệp hồi sinh nhờ xu hướng livestream bán hàng

17/07/2023

Livestream bán hàng (live – selling) là một trong những xu hướng thương mại điện tử ngày càng phát triển tại Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung (đặc biệt là khu vực châu Âu Á. 

livestream-ban-hang-01

Ngành công nghiệp tỷ đô mang tên “livestream bán hàng” nở rộ tại nhiều thị trường

Hiện nay, các doanh nghiệp thuộc quốc gia có công nghệ phát triển như Mỹ hay Trung Quốc, đã tận dụng thị trường mua sắm livestream như một cách thức minh họa các đặc điểm, tính năng sản phẩm cho người tiêu dùng một cách thuyết phục hơn.  Phương pháp tiếp thị này đã phát triển thành một hệ sinh thái khi kết hợp với thương mại điện tử và truyền thông xã hội giải trí. Trong đó, những người nổi tiếng hoặc KOL/KOC với lượt follower ấn tượng sẽ có tầm ảnh hưởng nhất định trong livestream bán hàng. 

Theo South China Morning Post, vào tháng 12/2022, Taobao Live của Alibaba đã thu hút đến 200.000 người có sức ảnh hưởng mới, tiến tới con số hơn 3.000.000 lượt truy cập trang web cùng hàng nghìn tài khoản trực tuyến mới được lựa chọn. Bà Sandy Friesen, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Welden cho biết “Trong một buổi livestream bán hàng nhân dịp Black Friday, hàng chục nghìn khán giả đã theo dõi và tham gia mua sắm những chiếc túi da mang thương hiệu Welden. Hơn thế nữa, doanh thu nhận được cũng là một con số khổng lồ lên đến 350 nghìn đô la (hơn 8,2 tỷ đồng) chỉ trong 02 ngày livestream. 

Tại Mỹ, các công ty công nghệ đã có những động thái đón đầu xu hướng, cho phép nhà bán hàng giới thiệu sản phẩm trên kênh Pinterest TV của Pinterest ra mắt vào 10/2021 hay YouTube hợp tác với Spotify vào tháng 7/2022. Bên cạnh đó, nhiều thương hiệu cũng chú trọng phát triển các buổi livestream trực tiếp tại các trung tâm thương mại để tư vấn mua sắm cho khách hàng. Giờ đây, người tiêu dùng có thể xem livestream trên điện thoại và chọn mua sản phẩm ưng ý nhất thay vì phải tự nghiềm ngẫm danh mục sản phẩm có nhu cầu. Theo dữ liệu từ Coresight Research, hình thức kinh doanh này được dự đoán sẽ đạt doanh thu 5 tỷ USD trong năm 2023 và lên mức 25 tỷ USD sau 3 năm nữa.

livestream-ban-hang-02
Ngành công nghiệp tỷ đô mang tên “livestream bán hàng” nở rộ tại nhiều thị trường

Livestream bán hàng không chỉ đáp ứng nhu cầu mua sắm nội địa mà còn nhận được sự quan tâm nồng nhiệt của người tiêu dùng ở những quốc gia, khu vực khác trên thế giới. Thống kê cho thấy, chỉ trong tuần đầu tiên tháng 03/2023, trong năm 2022, đã có 700 nghìn khách hàng nước ngoài theo dõi livestream của các công ty Trung Quốc trên những nền tảng thương mại điện tử. Đồng thời, trong năm 2022, các chương trình live bằng ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh đã tăng đến 166%. 

Bùng nổ bán hàng qua livestream giúp nhiều doanh nghiệp Việt Nam trên đà hồi sinh

Những chương trình livestream bán hàng đã quá quen thuộc với người dùng mạng xã hội Việt Nam với nhiều đặc điểm nổi bật dành cho nhà bán hàng như tiếp cận càng nhiều khách hàng tiềm năng, lợi nhuận cao, chi phí thấp,… Theo một thống kê mới đây, trung bình mỗi ngày ở Việt Nam, có khoảng 70 đến 80 nghìn phiên livestream bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội. Sức nóng của hình thức kinh doanh này đã và đang tạo ra cuộc cạnh tranh gây cấn trong ngành thương mại điện tử. 

Tìm hiểu thêm: Những xu hướng định hình thương mại điện tử năm 2023

Từ các công ty, nghệ sĩ, người nổi tiếng đến hộ kinh doanh nhỏ lẻ,… ai ai cũng có thể livestream bán hàng. Một trong những cái tên đình đám được mệnh danh là “chiến thần vạn đơn” trong ngành livestream không ai khác chính là Phạm Thoại. Với cách tư vấn bán hàng thú vị, dí dỏm, nam Tiktoker đã ghi nhận kỷ lục 1,3 triệu người xem cùng lúc trong livestream. Đầu tháng 1/2023, Phạm Thoại tiếp tục lập kỷ lục livestream trên nền tảng Tiktok với hơn 3 triệu lượt xem và gần 50.000 đơn hàng trong vòng 12 tiếng phát trực tiếp. Tuy nhiên mới đây, mạng xã hội Việt Nam đã xuất hiện một kỷ lục mới mang tên Võ Hạ Linh với tổng doanh số bán hàng trong buổi livestream ngày 15/3 ước tính lên đến 20 tỷ đồng – một con số đáng để các seller mơ ước.

Xuất phát từ một hình thức giải trí trên mạng xã hội, live-selling đang dần trở thành một xu hướng kinh doanh phổ biến trong thời đại công nghệ số. Đặc biệt, do ảnh hưởng của hậu đại dịch và suy thoái kinh tế toàn cầu, khi doanh nghiệp có nhiều hạn chế trong vấn đề chi tiêu thì họ sẽ tập trung vào kênh Marketing nào có thể đo lường hiệu quả và tăng trưởng nhanh chóng. Khi đó, livestream nghiễm nhiên trở thành một giải pháp bán hàng tiết kiệm, hỗ trợ tiếp cận khách hàng và chốt đơn hiệu quả, cũng là xu hướng tất yếu cho ngành bán lẻ trong giai đoạn hiện nay. 

livestream-ban-hang-3
Bùng nổ bán hàng qua livestream giúp nhiều doanh nghiệp Việt Nam trên đà hồi sinh

Tham khảo thêm: Streamer: Sự phát triển và cách ứng dụng ngành livestream vào bán hàng

Kết hợp hoạt động livestream để tối ưu hóa giải pháp bán hàng cho doanh nghiệp

Thông qua livestream, doanh nghiệp sẽ rút ngắn được hành trình bán hàng, giảm thiểu các bước trung gian từ quá trình biết đến thương hiệu đến đặt hàng. Bởi khi thương hiệu tương tác trực tiếp với người xem sẽ dễ dàng trao đổi, giải đáp thắc mắc cho khách hàng, tăng độ chân thật của sản phẩm không qua hậu kỳ hay chỉnh sửa. Từ đó, gia tăng tỷ lệ chốt đơn thành công cho doanh nghiệp bán hàng. 

Tuy nhiên, trong quá trình livestream bán hàng, đôi lúc doanh nghiệp sẽ gặp một số vấn đề phát sinh như mất thời gian tổng kết đơn hàng, chốt nhầm hoặc thiếu đơn cho khách, lộ thông tin khách hàng, phản hồi bình luận chậm trễ, giao hàng lâu,… Điều này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến khách hàng, khiến họ để lại những bình luận không tốt hay thậm chí là rời bỏ thương hiệu mãi mãi. 

Để khắc phục tất cả vấn đề trên, doanh nghiệp có thể ứng dụng một giải pháp công nghệ tiên tiến như GoSELL để tối ưu hóa quy trình quản lý bán hàng của mình. Với khả năng đồng bộ quản lý bán hàng đa kênh, GoSELL cho phép doanh nghiệp quản lý tất cả đơn hàng, sản phẩm, kho hàng, khách hàng,… từ nhiều kênh khác nhau (website, app bán hàng, Facebook, Zalo, TikTok Shop, Lazada, Shopee, GoMUA) trên hệ thống duy nhất. Điều này giúp hạn chế vấn đề sai sót, thất thoát đơn hàng, mang đến quy trình mua sắm thuận tiện nhất đến cho khách hàng, kể cả trong những buổi livestream chốt đơn hàng loạt. 

Bên cạnh đó, GoSELL còn mang đến tính năng livestream trên sàn TMĐT GoMUA, cho phép người bán live trực tiếp bằng app GoSELLER. Với tính năng này, người bán không tốn bất cứ chi phí nào khi livestream và bán hàng trên GoMUA, dễ dàng quản lý danh sách sản phẩm trong quá trình live, liên tục cập nhật số lượng tồn kho mỗi sản phẩm để người bán dễ dàng theo dõi. Đồng thời, cho phép người mua tự lên đơn hàng trên livestream và gửi thông báo đến người bán để thuận tiện cho việc quản lý. 

Ngoài ra, GoSELL còn rất nhiều tính năng hỗ trợ Marketing và quản lý bán hàng mà bạn có thể theo dõi tại đây: https://gosell.vn/tinh-nang

Kết luận

Livestream bán hàng được kỳ vọng là xu hướng tương lai của ngành thương mại điện tử Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý tận dụng hình thức livestream “thật khéo”, chuẩn bị kỹ càng về nhân lực, công nghệ, nội dung,… để tránh bị lạc hậu hóa trong mắt người tiêu dùng. 

Bài viết cùng chuyên mục