Hoạt động công ty
Xây dựng thương hiệu là chìa khóa để củng cố lợi thế trên thị trường quốc tế
26/07/2023
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã có sự tăng trưởng vượt bậc về cả giá trị và sức mạnh thương hiệu, là lợi thế để thúc đẩy các doanh nghiệp bắt kịp với xu hướng phát triển toàn cầu. Tuy nhiên, làm thế nào để xây dựng thương hiệu Việt tiếp cận với khách hàng quốc tế đi đôi với vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ vẫn là mục tiêu trọng tâm cần giải quyết trong giai đoạn sắp tới.
Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng mạnh trong giai đoạn 2020 – 2022
Tại lễ khai mạc “Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2023” diễn ra vào ngày 20/4, Ông Trần Quốc Khánh – Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết “Việt Nam là quốc gia được đánh giá cao trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu, đồng thời cũng là thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị thế giới cao nhất trong giai đoạn từ năm 2020 – 2022.
Cụ thể, theo báo cáo từ Brand Finance, giá trị thương hiệu Việt Nam đạt 319 tỷ USD năm 2020 (tăng 29,1% so với năm 2019); đạt 388 tỷ đồng năm 2021 (tăng 21,6% so với năm 2020); đạt 431 tỷ đồng (tăng 11,1% so với năm 2021). Bên cạnh đó, với sự ủng hộ từ Chương trình thương hiệu quốc gia, nhiều doanh nghiệp đã nghiêm túc đầu tư các nguồn lực kinh tế để phát triển thương hiệu sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp.
Nếu như vào năm 2018 chỉ có 14 doanh nghiệp nằm Top 50 thương hiệu doanh nghiệp giá trị nhất Việt Nam thì con số này đã tăng lên 21 doanh nghiệp trong năm 2022. Kết quả trên là minh chứng rõ ràng nhất cho việc các thương hiệu Việt Nam đã dần bắt kịp với xu hướng thị trường trong việc xây dựng giá trị thương hiệu và sức mạnh thương hiệu.
Phát triển thương hiệu Việt Nam ra toàn cầu là mục tiêu trọng tâm trong giai đoạn sắp tới
Mặc dù Việt Nam có nhiều thương hiệu tiềm năng nhưng làm thế nào để họ thoát khỏi “vùng an toàn” và vươn tầm quốc tế?
GS danh dự Đại học bang California, Fullerton bà Nancy Elizabeth Snow cho rằng, việc xây dựng thương hiệu phải gắn liền với hai yếu tố là danh tiếng và niềm tin. Một thương hiệu thành công thường kéo theo danh tiếng của một cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức phát triển. Trong khi đó, niềm tin của người tiêu dùng phụ thuộc vào trải nghiệm thực tế, lời giới thiệu hoặc cam kết về các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp cho người dùng. Hai yếu tố này luôn song hành và trở thành chìa khóa cốt lõi trong việc xây dựng một thương hiệu lớn mạnh.
“Trong chiến dịch xây dựng thương hiệu, sự gần gũi tạo ra sự tương đồng và khao khát hoà hợp, đây chính là cách xây dựng thương hiệu thành công”, bà Nancy Elizabeth Snow nhận định. Ví dụ như Honda – một thương hiệu xe nổi tiếng của Nhật Bản – đã được đông đảo người tiêu dùng biết đến với những sản phẩm chất lượng, độ bền cao và mẫu mã đẹp. Hay thương hiệu Redbull của Thái Lan đã phát triển rực rỡ tại nhiều thị trường như Việt Nam, Mỹ, châu Âu với khẩu hiệu “Redbull cho bạn đôi cánh”.
Có thể nói, công cuộc xây dựng và phát triển thương hiệu Việt Nam theo hướng quốc tế hóa không chỉ là nhiệm vụ của từng cá nhân, doanh nghiệp mà phải có sự đồng lòng từ cấp Chính phủ đến người dân để khi nói đến những thương hiệu này ai cũng biết đến Việt Nam.
Tham khảo thêm: Cách xây dựng thương hiệu doanh nghiệp hiệu quả
Xây dựng thương hiệu song hành với bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Cho đến nay, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức được tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ khi mở rộng thương hiệu ra thị trường quốc tế. Theo số liệu thống kê, trong năm 2022, có 48.000 thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam được đăng ký trong nước, thì con số này lại vô cùng khiêm tốn ở nước ngoài, chỉ vỏn vẹn chưa đến 300. Đây là vấn đề cần xem xét và nhìn nhận nghiêm túc trong quá trình xây dựng thương hiệu Việt trong tương lai.
Điều này hoàn toàn ngược lại ở các quốc gia khác trên thế giới khi bảo hộ thương hiệu luôn được ưu tiên hàng đầu. Điển hình là Panasonic của Nhật Bản không chỉ đi đầu trong việc phát triển chỉ dẫn thương mại mà còn tích lũy hơn 50.000 sáng chế được bảo trên toàn cầu, bằng tổng số lượng sáng chế cho cả người dân nội địa và người nước ngoài tại Việt Nam trong vòng 40 năm qua.
Trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu mạnh về hàng tiêu dùng, thực phẩm, nông lâm thủy sản… chất lượng đều không thua kém các sản phẩm quốc tế. Tuy nhiên, khoảng 90% sản phẩm Việt Nam vào thị trường thế giới hầu hết thông qua trung gian dưới dạng thô hoặc gia công cho các thương hiệu nước ngoài. Điều này đã tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài bắt đầu khai thác một số thương hiệu nổi tiếng sẵn có của Việt Nam, bằng cách bỏ tiền mua lại thương hiệu và nghiễm nhiên biến nó trở thành thương hiệu của mình.
Xem thêm: Tình hình xuất nhập khẩu tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023
Lối đi nào cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu và xây dựng thương hiệu trên thị trường quốc tế?
Để đạt được thành công trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam cần tích hợp quyền sở hữu trí tuệ trong chiến lược chung của doanh nghiệp. Đồng thời, có nhận thức đúng đắn về vấn đề xây dựng thương hiệu một cách lâu dài và bền vững trong môi trường cạnh tranh và kinh doanh toàn cầu. Và đừng quên khách hàng là một trong những nhân tố hết sức quan trọng làm nên thành công của một thương hiệu mạnh mẽ.
Thay vì phụ thuộc vào các doanh nghiệp trung gian và dần dần đánh mất thương hiệu của riêng mình, các doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu trực tuyến thông qua sàn TMĐT Alibaba.com với giải pháp GoEXPORT. Đây là giải pháp giúp kết nối giữa người mua với người bán thực hiện các thỏa thuận mua bán ngay trên website TMĐT chính thức của Alibaba.com.
GoEXPORT có thể phù hợp với đa dạng các đối tượng khác nhau, từ các nhà bán lẻ, bán buôn, đại lý tìm nguồn cung ứng và nhà sản xuất, những người tìm nguồn sản phẩm bán lại hoặc kể cả những doanh nghiệp muốn xây dựng thương hiệu riêng trên thị trường quốc tế. Với nhiều tính năng ưu việt được tích hợp trong bộ giải pháp như triển lãm Online, Yêu cầu báo giá, Chuyển đổi ngôn ngữ, Big Data, Phân tích dữ liệu, Marketing thông minh, Quảng cáo từ khóa… GoEXPORT sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận khách hàng tiềm năng, vượt qua rào cản thị trường và phát triển thương hiệu thành công với chi phí tối ưu nhất.
Kết luận
Việc xây dựng thương hiệu trên thị trường nội địa lẫn quốc tế được xem là nhiệm vụ hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, các doanh nghiệp cần tìm thấy lối đi đúng đắn cho riêng mình, kết hợp với các giải pháp công nghệ, đóng góp vào sự phát triển giá trị thương hiệu và sức mạnh thương hiệu Việt Nam.