Press » Hoạt động công ty » Chuyển đổi số gắn liền với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới 

Hoạt động công ty

Chuyển đổi số gắn liền với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới 

19/10/2023

Cách mạng công nghiệp đang dần mở ra một thời đại mới trong sự tăng trưởng và phát triển các quốc gia trên thế giới và trong đó có cả Việt Nam. Chuyển đổi số cho nông thôn sẽ giúp thu hẹp khoảng cách về chất lượng giữa nông thôn và thành thị, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi sang vùng nông thôn mới một cách toàn diện. 

nong-thon-moi-1

Cơ hội chuyển đổi số sang vùng nông thôn mới 

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tỉnh Bắc Ninh, trong thời gian qua thì vấn đề số hóa trong mỗi một khâu sản xuất được hầu hết các hộ dân, doanh nghiệp hay hợp tác xã ở các địa phương tận dụng. 

Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn, thị trấn Chúc Sơn, chính là một trong những đơn vị đầu tiên thực hiện chuyển đổi số của Hà Nội với quy mô sản xuất 17,8 ha. Nhờ đó, sản phẩm của họ đã dễ dàng gia nhập vào các kênh phân phối uy tín với giá thành ổn định. Tính đến nay, có gần 600 sản phẩm nông sản từ Hải Dương đã được trưng bày và rao bán trên các sàn thương mại điện tử với hơn 108 nghìn hộ sản xuất sở hữu tài khoản trên sàn TMĐT và 117 nghìn hộ được đào tạo các kỹ năng số hóa. 

Thông tin của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, đến nay trên địa bàn đã có nhiều mô hình chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp đem đến những tính hiệu khả quan như: Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Nam Phương Tiến đã áp dụng quản lý và sản xuất số hóa với diện tích 70 ha. Hợp tác xã trồng lúa, bưởi hữu cơ và rau an toàn đã áp dụng công nghệ vào thực hiện quản lý vùng sản xuất với quy mô 20 ha.  

Có thể thấy, chuyển đổi số trong nông nghiệp vừa góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sự cạnh tranh vừa là cơ hội để thay đổi tư duy sản xuất từ nhỏ lẻ, kém hiệu quả, thiếu chuỗi liên kết sang nền nông nghiệp tiên tiến. 

nong-thon-moi-2
Cơ hội chuyển đổi số sang vùng nông thôn mới

Xem thêm: Vốn 100tr nên kinh doanh gì ở nông thôn để đạt lợi nhuận cao?

Những khó khăn và vướng mắc cần tháo gỡ khi chuyển đổi sang nền công nghiệp tiên tiến

Tuy đem lại nhiều lợi ích tốt, nhưng  việc chuyển đổi số trong nông nghiệp tại những địa phương ở các tỉnh nông thôn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Trong đó có thể kể đến vấn đề ở Bắc Ninh, do nhận thức của hầu hết doanh nghiệp, cơ sở và nhất là các nông dân còn mới lạ nên việc ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất và kinh doanh đã vấp phải rất nhiều hạn chế.  

Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ số tại Hải Dương để tự động hóa những quy trình về sản xuất, kinh doanh phù hợp điều kiện sản xuất ở nhiều nơi còn gặp phải nhiều bất cập trong việc tích hợp giữa sản xuất và lưu thông qua hệ thống sàn TMĐT thông minh cùng với kinh nghiệm và kỹ thuật sử dụng công nghệ của người dân vẫn chưa cao. Do đó việc áp dụng số hóa vào việc xây dựng vùng nông thôn mới còn chưa được ứng dụng một cách rộng rãi. 

Không chỉ vậy, cơ sở hạ tầng để phát triển các công nghệ mới còn chưa được đồng bộ, các kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn vẫn còn chưa đáp ứng được những đòi hỏi về hiện đại hóa ngành nông nghiệp, nguồn nhân lực có chất lượng cao, hiểu biết về vận hành các thiết bị (tự động, số, công cụ phân tích…),.. còn nhiều hạn chế. Điều này dẫn đến việc ứng dụng công nghệ của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ở nông thôn đa số vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi số. 

nong-thon-moi-3
Những khó khăn và vướng mắc cần tháo gỡ khi chuyển đổi số sang nền nông nghiệp tiên tiến

Quyết tâm thực hiện chuyển đổi số xây dựng vùng nông thôn mới

Để thực hiện số hóa trong ngành công nghiệp mang lại hiệu quả thiết thực hơn, thì đại diện trung tâm Khuyến nông ở các địa phương Hà Nội, Lâm Đồng, Bắc Ninh,… có mong muốn trong thời gian tới đây sẽ thiết lập nền tảng dữ liệu, phát triển ứng dụng công nghệ thông minh, xây dựng hệ thống internet hỗ trợ phân tích,… để đẩy mạnh ứng dụng và phát triển số hóa rộng rãi trong vùng nông thôn. 

Bên cạnh đó, không ngừng nâng cao nhận thức của các địa phương, doanh nghiệp và người dân về tầm quan trọng của chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp, tạo điều kiện cho việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ vào quy trình kinh doanh và sản xuất mở rộng với phạm vi lớn mạnh hơn.  

Trong đó, các nền tảng công nghệ thông minh được đề cao vì khả năng đồng bộ và tích hợp dữ liệu thông minh, giúp các cơ sở, doanh nghiệp và hay hộ sản xuất nông nghiệp dễ dàng quản lý hoạt động kinh doanh của mình chỉ trên một nền tảng quản lý duy nhất, giúp việc tiếp cận công nghệ mới trở nên đơn giản hơn, đẩy mạnh chuyển đổi số hóa trong nông nghiệp, xây dựng vùng nông thôn mới ổn định. 

Và một nền tảng công nghệ không thể không nhắc đến đó chính là nền tảng hỗ trợ quản lý bán hàng toàn diện GoSELL – được hơn 18.000 doanh nghiệp / nhà bán hàng tin dùng và để lại nhiều đánh giá tích cực – tích hợp các giải pháp và tính năng chuyên nghiệp giúp các đơn vị, doanh nghiệp, hộ kinh doanh vùng nông thôn dễ dàng chuyển đổi số với khả năng tiếp cận khách hàng mở rộng từ offline đến online. 

Chuyển đổi số xây dựng nông thôn mới hiệu quả với GoSELL 

Các đơn vị, doanh nghiệp, hộ kinh doanh vùng nông thôn có thể tin tưởng lựa chọn GoSELL để thực hiện triển khai các hoạt động số hóa một các hiệu quả nhờ vào những giải pháp và tính năng hỗ trợ chuyển đổi số sang mô hình nông thôn mới, mang đến hệ sinh thái kinh doanh chuyên nghiệp tiếp cận phạm vi khách hàng lớn mạnh và nâng cao doanh số bán hàng vượt trội.

nong-thon-moi-4
GoSELL hỗ trợ chuyển đổi số vùng nông thôn mới

Hiện nay, GoSELL đang cung cấp đa dạng các giải pháp hỗ trợ kinh doanh bán hàng ở nông thôn toàn diện từ cửa hàng truyền thống đến các kênh bán hàng online như: Thiết kế website (GoWEB), tạo app bán hàng (GoAPP), tối ưu bán hàng tại quầy (GoPOS), tạo landing page (GoLEAD), tăng tốc bán hàng trên Facebook và Zalo (GoSOCIAL), tổng đài cuộc gọi ảo (GoCALL) mang đến cho đơn vị, doanh nghiệp, hộ kinh doanh vùng nông thôn sự thuận tiện xuyên suốt quá trình kinh doanh sản xuất. 

GoSELL mang đến quy trình kiểm soát hoạt động bán hàng toàn diện từ quản lý sản phẩm nông sản, đơn hàng, kho hàng đến nhân viên, khách hàng,… Đến các tính năng quảng bá thương hiệu trực tuyến một cách đơn giản ngay trên hệ thống quản trị duy nhất. Nhờ đó, các đơn vị, doanh nghiệp, hộ kinh doanh vùng nông thôn có thể giảm thiểu được rủi ro thiếu / thừa hàng hóa, tối ưu thời gian và sức lực quản lý. 

Với các tính năng vài giải pháp của GoSELL, các đơn vị, doanh nghiệp hay hộ kinh doanh nông thôn truyền thống có thể chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình nông thôn mới để theo kịp xu hướng phát triển hiện đại, thúc đẩy kinh tế phát triển và gia tăng sản lượng tiêu thụ mạnh mẽ. 

Xem thêm: Thiết kế website bán hàng nông sản chuyên nghiệp

Kết luận 

Chuyển đổi số sang mô hình nông thôn mới đang là mục tiêu để cải thiện và tạo dựng đời sống tốt đẹp hơn cho người dân vùng nông thôn. Do đó, các cơ quan, chính quyền ở địa phương cần phải không ngừng nâng cao nhận thức về công nghệ cho người dân để tạo nên những chuyển biến tích cực hướng đến mô hình nông thôn mới bền vững. 

Bài viết cùng chuyên mục