Giải đáp vấn đề cá nhân có được xuất khẩu hàng hóa không?
29 Tháng Mười Một, 2022
Hiện nay nhu cầu xuất khẩu hàng hóa dưới dạng cá nhân đang có xu hướng tăng mạnh. Ngày càng có nhiều người đặt ra câu hỏi về việc liệu cá nhân có được xuất khẩu hàng hóa không? Để giải đáp cho câu hỏi này, Mediastep đã thu thập và tổng hợp các thông tin trong bài viết sau đây!
Khái quát về xuất khẩu hàng hóa
Trước tiên, mời bạn đọc cùng điểm qua một số thông tin khái quát về vấn đề xuất khẩu hàng hóa.
Định nghĩa
Theo Luật thương mại 2005 tại Điều 28, khoản 1, khái niệm xuất khẩu hàng hóa được xác định cụ thể như sau:
“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”
Đọc thêm: Chi tiết về các điều kiện xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp nên biết
Vai trò của xuất khẩu hàng hóa
Xuất khẩu hàng hóa mang về một nguồn ngoại lớn, đóng vai trò cực kỳ quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế của một đất nước. Không những thế, đây còn được xem là cầu nối cho mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới. Cụ thể:
- Xuất khẩu hàng hóa mang về nguồn thu ngoại tệ lớn, hỗ trợ đắc lực cho quá trình cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Từ đó tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia.
- Tạo ra công ăn việc làm cho một lượng lớn người lao động.
- Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế và đối ngoại của Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới.
- Là bàn đạp cho sự phát triển vững chắc của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Mở rộng đầu ra, quảng bá thương hiệu trên phạm vi rộng, tạo nguồn thu lớn và góp phần khẳng định vị thế của hàng Việt Nam trên toàn thế giới.
Xem thêm: Những điều cần quan tâm khi xuất nhập khẩu hàng hóa thương mại
Cá nhân có được xuất khẩu hàng hóa không?
Vấn đề xuất khẩu hàng hóa dưới dạng cá nhân được quy định rõ ràng tại khoản 1, Điều 2 Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 của Bộ Công Thương như sau:
“Điều 2. Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
- Thương nhân không có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân) bao gồm:
- b) Hộ kinh doanh cá thể được thành lập, đăng ký kinh doanh theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, được xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, đại lý mua, bán hàng hóa theo quy định của pháp luật và trong phạm vi Nghị định số 187/2013/NĐ-CP không phụ thuộc vào ngành hàng, ngành nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”
Nếu chỉ dựa trên điều khoản này, chúng ta khó có thể xác định rõ liệu cá nhân có được xuất khẩu hàng hóa không. Tuy nhiên, trong điều khoản này, dễ dàng thấy được, thương nhân sẽ có quyền được xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia và vùng lãnh thổ khác.
“Theo Khoản 6 Điều 5 Luật Thương mại năm 1997:
Thương nhân gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập và thường xuyên”.
Như vậy, thương nhân có thể là các cá nhân có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại. Dựa vào 2 điều khoản trên, chúng ta hoàn toàn có thể kết luận: cá nhân được quyền xuất khẩu hàng hóa (Nguồn: Thông tư số 04/2014/TT-BCT và Luật Thương mại năm 1997).
Quy định về nghĩa vụ nộp thuế đối với cá nhân xuất khẩu
Tại điểm b.1, khoản 2, Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính có hướng dẫn:
Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân, quy định này áp dụng đối với từng lĩnh vực và ngành nghề cụ thể như sau:
- Hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa, dịch vụ: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng bằng 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân bằng 0,5%.
- Lĩnh vực dịch vụ, xây dựng: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng bằng 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân bằng 2%.
- Lĩnh vực sản xuất, vận tải và dịch vụ: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng bằng 3%.; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân bằng 1,5%.
- Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng bằng 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân bằng 1%.
Quy định hồ sơ hải quan đối với cá nhân xuất khẩu hàng hóa
Vấn đề hồ sơ hải quan đối với các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu được quy định như sau:
- Tờ khai hải quan hoặc các chứng từ tương tự, có thể thay thế tờ khai hải quan;
- Các chứng từ có liên quan theo đúng quy định.
Tùy theo từng trường hợp cụ thể, người làm tờ khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình các loại giấy tờ như hợp đồng xuất khẩu mua bán hàng hóa quốc tế, chứng từ vận tải, hóa đơn thương mại, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy phép xuất nhập khẩu, văn bản kết quả kiểm tra, thông báo miễn kiểm tra chuyên ngành hoặc các chứng từ có liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật hiện hành (Nguồn: Theo khoản 1, Điều 24 Luật Hải quan ngày 23/6/2014).
Như vậy, Mediastep đã giải đáp cho bạn đọc cụ thể đáp án về vấn đề cá nhân có được xuất khẩu hàng hóa không. Đừng quên theo dõi chúng tôi để thường xuyên cập nhật các thông tin có liên một cách đầy đủ và chính xác nhất!