Blog » Tin tức » Lạm phát đè nặng doanh nghiệp, liệu xuất khẩu trực tuyến có giải quyết nỗi lo?

Lạm phát đè nặng doanh nghiệp, liệu xuất khẩu trực tuyến có giải quyết nỗi lo?

10 Tháng Bảy, 2023

Trong năm 2023, nền kinh tế toàn cầu có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, do tình hình xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine vẫn luôn kéo dài, lạm phát tăng cao tại một số quốc gia trên thế giới, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của người dân nhanh chóng bị thu hẹp. Đây chính là những nguyên nhân chính khiến tình hình xuất khẩu của Việt Nam liên tục gặp khó khăn. 

lam-phat-01

Lạm phát tăng cao, khó khăn chồng chất

Xuất khẩu hàng hóa, một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của Việt Nam, đang phải đối mặt với những thách thức lớn liên quan đến tình hình lạm phát tăng cao, sức mua của người tiêu dùng giảm, kéo theo nhiều ngành hàng chủ lực như linh kiện điện tử, gỗ và sản phẩm từ gỗ, xi măng, cao su, cà phê, thủy hải sản các loại,… sụt giảm đơn hàng. 

Cục Xuất nhập khẩu nhận định, tình hình xuất nhập khẩu đang có dấu hiệu sụt giảm ở cả khu vực doanh nghiệp trong nước lẫn khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). 

Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 164,45 tỷ USD, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 43,41 tỷ USD, giảm 11,9%, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 121,04 tỷ USD, giảm 12,2%, chiếm 73,6%.

Trong khi đó, cũng trong 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 152,2 tỷ USD, giảm 18,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 53,22 tỷ USD, giảm 19%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 98,98 tỷ USD, giảm 17,8%.

Bức tranh xuất nhập khẩu có sự thay đổi rõ rệt do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau. Thứ nhất, sự hỗn loạn của thị trường đã dẫn đến các chính sách mạnh mẽ đến từ Ngân hàng Trung ương theo hướng thắt chặt tiền tệ, làm ảnh hưởng đến khả năng phục hồi nền kinh tế. Thứ hai, giá năng lượng tăng cao đẩy chi phí đầu vào, tác động không nhỏ đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Thứ ba, Trung Quốc mở cửa sau thời gian dài triển khai các biện pháp hạn chế giao thương là yếu tố thúc đẩy sức ép cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới. Và cuối cùng, lạm phát vẫn còn cao ở nhiều quốc gia, khiến lãi suất dự báo tiếp tục tăng. 

lam-phat-02
Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tiếp tục gặp khó khăn do lạm phát và sự biến động của thị trường

Tham khảo thêm: Ngành công nghiệp xuất khẩu dừa đạt 1 tỷ USD trong năm 2023

Vực dậy xuất khẩu, lấy lại đà tăng trưởng

Năm 2023, Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 393-394 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2022. Tuy nhiên, tính đến quý II/2023, chỉ tiêu hoàn thành chưa được 50%, nghĩa là áp lực đối với những quý tiếp theo chắc chắn sẽ lớn hơn. Điều này tiếp tục là một thách thức lớn, bởi tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn phải phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế toàn cầu. 

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, các doanh nghiệp cần phải tập trung phục hồi kinh tế, chống lại sự đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu, tiếp tục duy trì các động lực tăng trưởng của nền kinh tế theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, Bộ trưởng cũng yêu cầu doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng tiếp tục nghiên cứu và đáp ứng nhu cầu của thị trường, tích cực đẩy mạnh xuất khẩu ở các thị trường đã kí kết Hiệp ước FTA với Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc theo dõi biến động của những nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu,… phải được diễn ra thường xuyên để thích nghi và đưa ra các phản ứng kịp thời. Đồng thời tăng cường nắm bắt chính sách của từng quốc gia về quy định xuất nhập khẩu chú trọng nghiên cứu luật pháp quốc tế, luật pháp của nước sở tại để làm tốt chức năng phòng vệ thương mại.

Mặt khác, các bộ, ngành Trung ương tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đề xuất xem xét các vấn đề liên quan đến giảm, hoãn một số loại thuế, đưa ra những chính sách hướng tín dụng vào sản xuất, kinh doanh, giãn nợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

lam-phat-03
Nhà nước thi hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Tham khảo thêm: Những mặt hàng thích hợp để kinh doanh xuất khẩu

Doanh nghiệp được khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu trực tuyến

Trong ba năm vừa qua, nhiều biến động địa chính trị cũng như thay đổi trong chính sách của những nước lớn đã dẫn đến nền kinh tế thế giới tất yếu có sự tái cấu trúc. Để làm được điều này, các doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý các vấn đề liên quan đến xây dựng chiến lược kinh doanh cho từng mặt hàng cụ thể, từng thị trường mục tiêu; lựa chọn phân khúc thị trường và kênh phân phối phù hợp; đẩy mạnh phát triển thương hiệu thông qua các hội chợ, hội thảo triển lãm quốc tế. 

Về ngắn hạn, việc duy trì sản xuất, thích ứng với hoàn cảnh là những giải pháp được nhiều chủ doanh nghiệp xuất khẩu lựa chọn để lèo lái công ty vượt cơn bão lạm phát. Trong khi đó, về dài hạn, các chuyên gia trong ngành khuyến khích các doanh nghiệp nên tích cực tham gia giao dịch qua kênh thương mại điện tử, điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, giảm chi phí khi giao dịch. 

Trong đó, GoEXPORT – giải pháp xuất khẩu thông qua sàn TMĐT Alibaba.com được xem là sự hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu trên thị trường quốc tế, tìm kiếm đối tác và mở rộng thị trường, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trên toàn cầu. Với GoEXPORT, các doanh nghiệp Việt Nam có thể dễ dàng thâm nhập những thị trường khó tính, nơi tồn tại rất nhiều rào cản và hàng loạt các khoản chi phí nếu giao thương theo cách truyền thống. Đồng thời, hình thức này cũng giúp giảm thiểu chi phí vận hành và phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Đặc biệt, giải pháp này còn mang đến hàng loạt những tính năng tiện ích như Yêu cầu báo giá, Chuyển đổi ngôn ngữ, Triển lãm online, Quảng cáo từ khóa, Phân tích dữ liệu, Big data, Insight khách hàng,… Điều này rất phù hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu kết nối giao thương với nhau, nghiên cứu và phân tích thị trường, xuất khẩu hàng hóa sỉ lẻ với chi phí không quá cao. 

lam-phat-04
Đẩy mạnh xuất khẩu trực tuyến với sản phẩm GoEXPORT

Mặc dù theo dự báo, khó khăn của nền kinh tế và thương mại toàn cầu sẽ kéo dài đến hết năm 2023. Tuy nhiên, tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Nếu chọn được hướng đi đúng đắn thì đây vẫn sẽ là cơ hội lớn để doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thay đổi và tăng cường xuất khẩu hàng hóa với mô hình xuất khẩu trực tuyến.