Blog » Tin tức » Thêm 1 doanh nghiệp xuất khẩu Việt nghi bị lừa 2 container điều tại UAE

Thêm 1 doanh nghiệp xuất khẩu Việt nghi bị lừa 2 container điều tại UAE

19 Tháng Chín, 2023

Ngoài 3 doanh nghiệp Việt Nam nghi bị lừa khi xuất khẩu 3 container điều sang UAE (Dubai), hiện đã có thêm một doanh nghiệp khác cũng có nguy cơ tương tự. Bộ Công Thương đã lên tiếng cảnh báo và chính thức vào cuộc.

Thêm 1 doanh nghiệp xuất khẩu Việt nghi bị lừa 2 container điều tại UAE

Nguyên nhân của nhiều vụ lừa đảo mà các doanh nghiệp Việt thường gặp

Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho biết mới đây có thêm một doanh nghiệp Việt khác thông báo lên Hiệp hội về việc bị lừa 2 container điều tại UAE. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, đã có đến 4 doanh nghiệp ngành tiêu, điều và cây gia vị Việt Nam nghi bị lừa đảo.

Theo đại diện Vinacas, nguyên nhân của những vụ lừa đảo mà các doanh nghiệp Việt thường gặp phải là do các doanh nghiệp bán hàng thông qua môi giới, đồng thời có liên quan đến phương thức thanh toán. Đại diện Vinacas cho rằng, tại Dubai thường sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu qua ngân hàng. Trong khi, phương thức thanh toán bằng thư tín dụng tuy an toàn nhưng bên Dubai họ lại ít sử dụng và ngay cả doanh nghiệp Việt cũng ít dùng vì phức tạp.

Đại diện Vinacas phân tích thêm, thanh toán bằng phương thức thư tín dụng là an toàn nhất. Bởi thư tín dụng (L/C) muốn phát hành thì phải do một tổ chức uy tín, có khả năng đảm bảo thanh toán, bảo lãnh những khoản mua bán có giá trị nhằm tạo ra sự an tâm cho cả người bán và người mua. Trong khi đó, phương thức thanh toán nhờ thu qua ngân hàng thì phía ngân hàng bên mua chỉ có thể trả bộ chứng từ cho người mua nộp tiền vào để đi lấy hàng.

Xem thêm: Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất

Nghi vấn có sự cấu kết giữa ngân hàng, hoặc lách luật để hỗ trợ người mua

Từ những nguyên nhân và phân tích trên, đại diện Vinacas chia sẻ: “Ở đây nghi vấn có sự cấu kết giữa ngân hàng, hoặc thậm chí là có sự lách luật để hỗ trợ người mua khi họ không có tiền nhưng có tài sản thế chấp để lấy hóa đơn chứng từ và lấy hàng về bán. Sau đó mới lấy tiền bán hàng nộp về cho ngân hàng. Nếu xảy ra trường hợp này, bên bán sẽ không mất tiền, nhưng thời gian chờ đợi lấy tiền về khá lâu. Hiện chúng tôi mong sẽ rơi vào hình thức này, dù điều này không đúng với thông lệ quốc tế”.

Phía đại diện Vinacas cũng cho biết thêm, ngay sau khi sự việc xảy ra, Hiệp hội đã có văn bản gửi đến các cơ quan chức năng, trong đó có Bộ Ngoại giao, thương vụ, tham tán, Đại sứ quán Việt Nam tại UAE. Song song đó, Hiệp hội cũng đang tìm và thuê luật sư uy tín, đáng tin tưởng tại nước sở tại để tìm hiểu đầy đủ về hồ sơ cùng những vấn đề liên quan đến thương mại, kinh doanh của hai bên mua – bán. Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp là hội viên của mình một cách tốt nhất.

Bộ Công Thương chính thức vào cuộc và khuyến cáo các doanh nghiệp

Sau khi nhận được văn bản của Vinacas, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam và báo cáo của Thương vụ Việt Nam tại UAE, Vụ Thị trường Châu Á – Châu Phi (Bộ Công Thương) đã có Công hàm số 1465/AP-TACP gửi Đại sứ quán UAE tại Hà Nội đề nghị Đại sứ quán thông báo với các cơ quan có thẩm quyền liên quan xem xét và xử lý vụ việc.

xuat-khau-dieu-02
Bộ Công Thương chính thức vào cuộc và khuyến cáo các doanh nghiệp

Đồng thời, để tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra, Bộ Công Thương cũng khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam khi giao dịch với doanh nghiệp nước ngoài phải thật thận trọng và đàm phán thật kỹ điều khoản thanh toán. Cụ thể, các phương thức thanh toán như mở thư tín dụng phải do ngân hàng lập ra theo yêu cầu của đối tác (LC) hoặc đại diện doanh nghiệp sang tận nơi giao chứng từ và nhận tiền. Ngoài ra, thay vì sử dụng hình thức thanh toán TT (chuyển tiền bằng điện) hay phát hành séc, thì doanh nghiệp có thể sử dụng phương thức thanh toán DP (nhờ thu kèm chứng từ) để nâng cao mức độ an toàn.

Bộ Công Thương cũng lưu ý các ngân hàng bên bán khi chuyển giao chứng từ cho ngân hàng bên mua phải đảm bảo an toàn, tránh trường hợp xảy ra các vụ việc tương tự như trên vì lý do khâu giao chứng từ và nhận chứng từ không có ký nhận. Dẫn đến tình trạng nhân viên an ninh ngân hàng giao chứng từ cho bên mua để đi nhận hàng mà bên mua không thanh toán tiền với ngân hàng để trả cho ngân hàng bên bán.

Tìm hiểu thêm: Những rủi ro xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp nên lưu ý

Các doanh nghiệp cần rút kinh nghiệm và lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế an toàn

Từ những trường hợp lừa đảo mà 4 doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam gặp phải, đối với các doanh nghiệp đang có dự định tham gia vào tiến trình thương mại trên phạm vi quốc tế cần phải nâng cao hiểu biết về pháp luật, trình độ ngoại ngữ, nắm bắt thông tin về thị trường và đối tác. Không nên quá tập trung vào mục tiêu lợi nhuận mà quên đề phòng bị lừa đảo, đồng thời chú trọng nghiên cứu các đơn vị hoặc nền tảng hỗ trợ xuất khẩu và tích hợp sẵn các phương thức thanh toán quốc tế có độ uy tín cao.

Trong đó, GoEXPORT – giải pháp hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng quốc tế tại hơn 240 thị trường thông qua nền tảng TMĐT lớn nhất thế giới – Alibaba.com. Đây là một trong những giải pháp cung cấp nền tảng giao dịch kinh doanh toàn diện và có tích hợp đa dạng phương thức thanh toán quốc tế an toàn, cụ thể như sau:

Các phương thức thanh toán mà Alibaba.com hỗ trợ 

Alibaba.com cung cấp đến doanh nghiệp các phương thức thanh toán điển hình sau: Paypal, thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng (như visa, MasterCard, American express,…), Ailpay, thanh toán sau, chuyển khoản ngân hàng (hay còn được gọi là TT), Western Union,… 

Khi tham gia vào xuất khẩu hàng hóa trên Alibaba.com, doanh nghiệp có thể linh hoạt trong việc bán hàng xuyên biên giới, lựa chọn các phương thức thanh toán tùy ý, mở rộng thị trường, gia tăng doanh thu dễ dàng hơn bao giờ hết.

Cơ hội trải nghiệm các tính năng vượt trội

Không những vậy, giải pháp GoEXPORT cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp có được quá trình xuất khẩu thuận lợi với các tinh năng ưu việt có thể kể đến như: yêu cầu báo giáRFQ, chuyển đổi ngôn ngữ, kệ trưng bày sản phẩm, triển lãm online, quảng cáo từ khóa, marketing thông minh, phân tích dữ liệu, chăm sóc khách hàng, big data và insights khách hàng,…

Trở thành nhà cung cấp được xác minh trên Alibaba.com

Nhằm giúp doanh nghiệp gia tăng độ uy tín và thúc đẩy doanh thu bền vững, nền tảng Alibaba.com còn hỗ trợ nâng cấp hạng thành viên cho những doanh nghiệp cung cấp hàng hóa chất lượng cao với Verified Supplier.

xuat-khau-dieu-03
Trở thành nhà cung cấp được xác minh trên Alibaba.com

Khi sở hữu hạng thành viên này, doanh nghiệp sẽ có được những lợi thế như xuất hiện trên tab độc quyền, hiển thị nhiều hơn với khách hàng khi được đánh giá trực tiếp 4/5 sao giúp thu hẹp khoảng cách với khách hàng tiềm năng, được quyền ưu tiên gửi báo giá hạng vàng cho khách hàng.

Kết luận

Với những thông tin mà Mediastep đã phân tích ở trên, có thể thấy, bối cảnh thị trường thế giới hiện nay ngày một khó khăn và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, các doanh nghiệp cần nâng cao cảnh giác, tìm hiểu thị trường và đối tác, cũng như các phương thức thanh toán thật kỹ càng để hạn chế tổn thất. Đồng thời góp phần ngăn chặn các trường hợp tương tự khác có thể xảy ra.