Cơ hội đưa nông nghiệp Việt Nam lên sàn thương mại điện tử 2022
13 June, 2022
Dưới ảnh hưởng của đại dịch COVID19, sự phát triển của các nền tảng kỹ thuật số đã thúc đẩy cơ hội đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử 2022. Phương thức tiêu thụ trực tuyến này được kỳ vọng sẽ là hướng đi hiệu quả để gia tăng giá trị sản xuất cho nông sản Việt Nam.
Thực trạng nền Thương mại điện tử tại Việt Nam
Số liệu do Sở Công Thương báo cáo tại Hội nghị trực tuyến liên kết tiêu thụ và xúc tiến xuất khẩu nông sản, thủy sản ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ 2021 phản ánh rằng 26 tỉnh, thành phố phía Nam, Tây Nguyên và một số tỉnh phía Bắc, nông, thủy sản và vật nuôi đạt gần 5 triệu tấn gạo, 3,7 triệu tấn rau, hơn 4 triệu tấn trái cây, 120 triệu tấn thủy sản, 600.000 tấn gà, khoảng 400 triệu quả trứng,…
Với giá trị ước tính lên đến hàng chục tỷ đồng cần được tiêu thụ khẩn cấp và hỗ trợ trong tình hình dịch bệnh. Liên minh hợp tác xã Việt Nam cũng cho biết, lượng nông sản tồn kho rất lớn, hầu hết nằm trong 17.000 hợp tác xã và hơn 100.000 tổ hợp tác trên cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp.
Hướng đi mới cho ngành nông sản Việt Nam
Trước tình hình đó, việc đưa nông sản lên các sàn thương mại điện tử 2022 là giải pháp hữu hiệu giúp ngành nông nghiệp và người dân tiêu thụ nông sản bền vững, vượt qua đại dịch.
Mặc dù việc cung ứng nông sản trong thương mại điện tử từ trước đến nay đã được các bộ, ngành quan tâm và nhận được sự tham gia tích cực của nhiều người dân nhưng hiện nay, hoạt động sản xuất nông sản tiêu thụ trong thương mại điện tử vẫn còn thấp.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho đến đầu tháng 8 cả nước chỉ có khoảng 8.000 hộ nông dân và 14,6 nghìn sản phẩm nông nghiệp đã được bán trên các nền tảng thương mại điện tử.
Đọc thêm: MediaStep bắt tay VCCI giúp doanh nghiệp xuất khẩu hiệu quả qua sàn TMĐT quốc tế Alibaba.com
Khó khăn và thách thức dành cho doanh nghiệp
Các chuyên gia đánh giá, việc đưa nông sản lên các sàn thương mại điện tử 2022 không phải dễ dàng, do nhận thức của các công ty, hợp tác xã và nông dân về phương thức kinh doanh thông qua thương mại điện tử còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, nông sản Việt Nam hiện có quá nhiều chủng loại, chất lượng không đồng đều, thông tin xuất xứ thiếu minh bạch.
Quan trọng hơn, doanh nghiệp và nông dân còn nhiều hạn chế về chất lượng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, nguồn lực và nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có kiến thức về công nghệ thông tin. Quy trình và kỹ năng bán hàng, cơ hội quảng bá trực tuyến, hình ảnh sản phẩm và xây dựng hình ảnh sản phẩm, thương hiệu… Vì đa số họ có thói quen kinh doanh truyền thống qua các thương lái.
Để đưa nông nghiệp Việt Nam lên sàn thương mại điện tử trong năm 2022 thành công, ngoài việc phát huy thế mạnh về năng lực sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá cả cạnh tranh,… Cần phải trang bị cho mình một giải pháp xuất khẩu toàn diện.
Giải pháp GoEXPORT – xuất khẩu nông sản thông qua sàn Thương mại điện tử 2022
Một trong những giải pháp đưa nông nghiệp Việt lên sàn thương mại điện tử 2022 và cạnh tranh với quốc tế là GoEXPORT. Đây là sản phẩm do công ty TNHH Mediastep Việt Nam cung cấp. Với vị trí là đối tác chiến lược của Alibaba.com, GoEXPORT sẽ đưa nông nghiệp Việt dễ dàng tham gia vào nền tảng thương mại điện tử này.
Đồng thời Mediastep Việt Nam cũng tự hào có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp sẵn sàng giúp người bán tối ưu hóa tài khoản và giao dịch cũng như áp dụng các tính năng mạnh mẽ để khẳng định thương hiệu nông nghiệp trên thị trường quốc tế.
Xuất khẩu nông nghiệp Việt Nam lên sàn thương mại điện tử 2022 dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2022. Góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của nền kinh tế nước nhà, đồng thời đón đầu xu thế thương mại điện tử toàn cầu. Cùng tham khảo trọn bộ các giải pháp xuất khẩu của GoEXPORT.