Blog » Tin tức » Xuất khẩu gạo Việt Nam tự tin đạt 4 tỷ USD trong năm 2023

Xuất khẩu gạo Việt Nam tự tin đạt 4 tỷ USD trong năm 2023

7 August, 2023

Trong 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gạo Việt Nam liên tiếp nhận được các đơn hàng lớn và ghi nhận mức độ tăng trưởng tốt, thậm chí đối với những thị trường mới. Do đó, các doanh nghiệp cần tận dụng “cơ hội vàng” này để đẩy mạnh hoạt động sản xuất, xuất khẩu gạo nhằm lập kỷ lục 4 tỷ USD trong năm nay. 

Xuất khẩu gạo Việt Nam tự tin đạt 4 tỷ USD trong năm 2023

Xuất khẩu gạo tăng trưởng mạnh mẽ ở cả thị trường truyền thống lẫn thị trường tiềm năng

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2023, giá trị xuất khẩu gạo ước tính đạt giá trị 2,3 tỷ USD, tăng 34,7 % so với cùng kỳ năm trước, đứng thứ ba về giá trị trong nhóm các mặt hàng nông sản. Song song đó, lượng gạo xuất khẩu ước tính đạt 4,27 triệu tấn. tăng 22,2 % so với cùng kỳ năm trước. 

Hoạt động xuất khẩu gạo sang hầu hết các quốc gia đều có mức tăng trưởng ổn định và tích cực. Theo ông Nguyễn Ngọc Nam – Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tính đến tháng 5/2023, kim ngạch gạo xuất khẩu sang Philippines đạt 772 tỷ USD, chiếm 81% giá trị nhập khẩu của quốc gia này. 

Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc cũng tăng mạnh sau thời gian dài sụt giảm. Tính đến hết tháng 5/2023, quốc gia này đã chi 364,2 triệu USD để nhập khẩu gạo từ Việt Nam, tăng 79,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, Indonesia cũng là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ ba của Việt Nam với với kim ngạch đạt 181,4 triệu USD. 

Không dừng lại ở đó, một số thị trường mới như Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, Chile đều có sản lượng nhập khẩu gạo từ Việt Nam tăng vọt trong 6 tháng đầu năm 2023. Ngoài ra, nhiều thị trường khó tính như Hàn Quốc, Australia, Châu Âu,… cũng dần chấp nhận thương hiệu gạo Việt Nam. 

xuat-khau-gao-02
Gạo xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ ở cả thị trường truyền thống lẫn thị trường tiềm năng

Tham khảo thêm: Ngành công nghiệp xuất khẩu dừa đạt 1 tỷ USD trong năm 2023

Giá gạo Việt Nam chịu ảnh hưởng yếu tố môi trường và biến động kinh tế thế giới

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam đang trong xu hướng tăng mạnh, lên mức cao nhất trong vòng hai năm trở lại đây. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do hiện tượng El Nino làm cho thời tiết biến đổi, khí hậu nóng bức khiến lượng dự trữ gạo thế giới giảm chỉ còn 5%, chỉ 173,5 triệu tấn trong niên vụ này.

Bên cạnh đó, triển vọng xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn rộng mở trong dài hạn do chính sách hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ. Mặt khác, một quốc gia xuất khẩu gạo thế giới quan trọng nữa là Pakistan cũng vừa trải qua những trận lũ lụt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản phẩm cung ứng. 

Ngoài ra, những bất ổn liên quan đến kinh tế, chính trị và đặc biệt là cuộc chiến không hồi kết giữa Nga và Ukraine khiến các quốc gia tăng nhu cầu dự trữ lương thực. Chính điều này đã tạo thuận lợi cho xuất khẩu gạo Việt Nam trong năm 2023 cũng như đảm bảo tính ổn định của thị trường. 

Giá gạo Việt Nam chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên ngoài
Giá gạo Việt Nam chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên ngoài

Kết quả xuất khẩu gạo tích cực từ nỗ lực xúc tiến của các doanh nghiệp

Từ bối cảnh thuận lợi nêu trên, các hoạt động xúc tiến mạnh mẽ của doanh nghiệp cũng tác động đến hàng loạt thị trường xuất khẩu trong thời gian qua. 

Cụ thể, Tập đoàn Lộc Trời được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn là đơn vị đầu tiên xuất khẩu gạo sang thị trường châu Âu với mức thuế suất 0% do Hiệp định EVFTA vào năm 2020. Qua đó, Tập đoàn Lộc Trời đã thành công đưa thương hiệu gạo Việt Nam thâm nhập vào thị trường khó tính này. Kết quả, trong năm 2022, Tập đoàn đã xuất khẩu gạo sang EU tăng 200%, đồng thời nhận được đơn đặt hàng lớn là 400.000 tấn gạo trong năm 2023.

Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An cũng là một trong những cái tên sáng giá trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu gạo sang các quốc gia phát triển như EU, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia,… Đây đều là những thị trường có tỷ suất biên lợi nhuận cao nhưng cũng đồng thời có những quy trình kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm hàng đầu. 

Thực tế cho thấy, với những khó khăn bủa vây trong năm 2022, ngành lúa gạo Việt Nam vẫn giữ vững đà tăng trưởng tốt. Kết quả này là minh chứng cho hướng đi đúng đắn của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam trong tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường và nâng cao chất lượng sản xuất lúa gạo để đáp ứng nhu cầu của từng khu vực. 

Nỗ lực xúc tiến của các doanh nghiệp đã góp phần đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam trong năm 2023
Nỗ lực xúc tiến của các doanh nghiệp đã góp phần đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam trong năm 2023

Nắm bắt tốt thời cơ, đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu gạo

Thời gian tới, để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tái cơ cấu lại chủng loại gạo xuất khẩu, triển khai các chiến lược nhằm phát triển chất lượng sản phẩm gạo phù hợp với từng thị trường. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền và có kế hoạch cụ thể nhằm tận dụng lợi thế của những Hiệp định thương mại tự do đã thực thi. 

Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, cần chủ động theo dõi sát tình hình thị trường, đánh giá các cơ hội cũng như rủi ro trong việc ký kết các đơn hàng lớn, đảm bảo hiệu quả xuất khẩu cũng như tiêu thụ hết hàng hóa thóc gạo với giá có lợi cho người nông dân. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần lưu ý về vấn đề giá cả, thanh toán và giao hàng trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới đang chịu nhiều biến động. 

Đặc biệt, để đẩy mạnh xuất khẩu gạo xuyên biên giới, các doanh nghiệp Việt Nam có thể đi theo hướng kinh tế số, công nghệ số. Và một trong những giải pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay, đó chính là xuất khẩu trực tuyến qua sàn thương mại điện tử (TMĐT), chẳng hạn như Alibaba.com. Trên kênh mua sắm này, không chỉ có những mặt hàng thời trang, tiêu dùng mà kể cả mặt hàng nông sản như lúa gạo cũng có thể kinh doanh hiệu quả với chi phí tiết kiệm nhất. 

Tham khảo thêm: Các bước xuất khẩu hàng hóa nông sản và những thủ tục cần biết

Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế với giải pháp GoEXPORT – Alibaba.com

GoEXPORT là thương hiệu hợp tác hàng đầu tại Việt Nam giữa Công ty TNHH Mediastep Software Việt Nam và đối tác Alibaba.com với mục tiêu là hỗ trợ các doanh nghiệp Việt xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế một cách nhanh chóng và hiệu quả. Giải pháp có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận hơn 40 triệu khách hàng trên 240 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đồng thời, phù hợp với hơn 5.000 ngành công nghiệp và 5.900 loại sản phẩm khác nhau. 

Khi tham gia giải pháp GoEXPORT, doanh nghiệp sẽ nhận được hỗ trợ của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc nhanh chóng. Đồng thời tư vấn cho doanh nghiệp những phương án tối ưu kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế với giải pháp GoEXPORT - Alibaba.com
Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế với giải pháp GoEXPORT – Alibaba.com

Bên cạnh đó, GoEXPORT – Alibaba.com còn tích hợp nhiều tính năng ưu việt như: Trưng bày sản phẩm, Triển lãm online, Marketing thông minh, Quảng cáo từ khoá, Yêu cầu báo giá, Phân tích dữ liệu, Insight khách hàng, Big data,… Qua đó, mang đến cho doanh nghiệp một lộ trình xây dựng và phát triển thương hiệu mạnh mẽ trên thị trường quốc tế.

Có thể nói, năm 2023 được xem là một cơ hội tiềm năng cho ngành gạo xuất khẩu với những ưu thế về mặt sản lượng và chất lượng song hành. Bằng các biện pháp mà Mediastep vừa đề cập ở trên, tin chắc rằng xuất khẩu gạo Việt Nam đạt được 4 tỷ USD trong năm 2023 là hoàn toàn khả thi.