Blog » Kiến thức xuất khẩu » Những mặt hàng thích hợp để kinh doanh xuất khẩu

Những mặt hàng thích hợp để kinh doanh xuất khẩu

28 Tháng Tám, 2022

Trong thời gian gần đây, xuất khẩu vẫn đang trên đà khởi sắc và đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu luôn có những cơ hội và thách thức song hành. Vậy nên kinh doanh xuất khẩu mặt hàng nào để đạt được kết quả khả quan? Cùng Mediastep tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

Những mặt hàng thích hợp để kinh doanh xuất khẩu

Tổng quan tình hình xuất khẩu của Việt Nam 

Tính chung cả năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước tính đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm trước. Trong đó xuất khẩu tăng 10,6%, nhập khẩu tăng 8,4%. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2022 ước tính xuất siêu 11,2 tỷ USD (năm 2021 xuất siêu 3,32 tỷ USD). 

Tổng quan tình hình xuất khẩu của Việt Nam năm 2022
Tổng quan tình hình xuất khẩu của Việt Nam năm 2022

Về tổng thể, Bộ Công thương đánh giá, nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2023 được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng cao theo chu kỳ xuất nhập khẩu hàng hóa và hiệu quả từ các hiệp định thương mại tự do. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dự báo rằng nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục gặp phải những khó khăn do lạm phát và bất ổn liên quan đến căng thẳng chính trị khu vực và toàn cầu. 

Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần thận trọng theo dõi biến động và xu hướng của thị trường, tiến hành phân tích nhu cầu tiêu dùng nhằm thay đổi chiến lược kinh doanh, chú trọng đổi mới công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh phân phối hàng hóa qua nền tảng số và thương mại điện tử (e-commerce) nhằm hạn chế những rủi ro không mong muốn khi thị trường liên tục thay đổi.

Tham khảo thêm: Xuất khẩu trực tuyến tiếp tục là lĩnh vực có tốc độ phát triển đầy hứa hẹn trong năm 2023

Những mặt hàng thích hợp để kinh doanh xuất khẩu

Giữa thuận lợi và thách thức đan xen, đâu là mặt hàng xuất khẩu giúp các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường? Hãy cùng Mediastep tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé.

Gạo

Trong năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 7,1 triệu tấn với trị giá 3,45 tỷ USD, tăng 13,8% về lượng và tăng 5,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021. Trong 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gạo vẫn chiếm lĩnh thị trường khi có nhu cầu lớn về lượng tiêu thụ. 

Những thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam có thể kể đến như Philippine (chiếm tỷ trọng cao nhất), Malaysia, Singapore và Indonesia.

Năm 2022 cũng đánh dấu bước tăng trưởng về giá gạo xuất khẩu thế giới. Đây là một cơ hội tốt đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu tại Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Ấn Độ đang cấm xuất khẩu gạo 100% và đánh thuế gạo trắng 20% để bảo đảm an ninh lương thực trong nước. 

2022 đánh dấu bước tăng trưởng về giá gạo xuất khẩu thế giới
2022 đánh dấu bước tăng trưởng về giá gạo xuất khẩu thế giới

Hàng dệt may

Tính đến tháng 10/2022, tình hình xuất dệt may tại Việt Nam vẫn rất khả quan khi đạt 37,9 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là một con số vô cùng ấn tượng, đặc biệt trong bối cảnh thị trường tiêu dùng thế giới chững mạnh do cắt giảm chi tiêu.

Về thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, Hoa Kỳ tiếp tục chiếm tỉ trọng lớn nhất với 42%, tiếp đến là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực ASEAN, Nga và một số thị trường khác.

Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) dự báo giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sẽ đạt 45 – 47 tỷ USD (tăng 7 – 11% so với cùng kỳ) trong năm 2023. Do đó, dệt may vẫn nằm trong top các mặt hàng nên kinh doanh xuất khẩu nhất hiện nay. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần lưu ý về yêu cầu truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa: bông, vải, sợi từ các Hiệp định thương mại khi xuất khẩu mặt hàng này.

Giày dép các loại

Theo báo cáo tổng kết năm 2022 của Hiệp hội Da giày – túi xách Việt Nam (Lefaso), xuất khẩu giày dép đạt đạt 25,76 tỷ USD, tăng 39,2% so với cùng kỳ năm trước (tính đến tháng 11/2022). 

Một số thị trường xuất khẩu giày dép chính của Việt Nam phải kể đến như Bắc Mỹ, Trung Quốc, Bỉ, các nước trong khu vực ASEAN,… Đây cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam, đứng thứ hai thế giới chỉ sau Trung Quốc.

Tận dụng các Hiệp ước thương mại mà trong bối cảnh sức tiêu dùng suy giảm và đặc biệt tồn kho khá lớn đối với mặt hàng thời trang do lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu mà đơn hàng da giày vẫn được duy trì ổn định. 

Giày dép là mặt hàng có mức tăng trưởng ổn định
Giày dép là mặt hàng có mức tăng trưởng ổn định

Điện thoại và linh kiện

Theo số liệu của tổng cục thống kê xuất khẩu, mặt hàng dẫn đầu về xuất khẩu tại Việt Nam hiện nay, đó chính là điện thoại và linh kiện với giá trị đạt 55,4 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 16,2% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước trong 11 tháng đầu năm 2022.

 Công nghiệp điện tử là ngành công nghiệp trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân. Do đó, khi kinh doanh nhóm hàng này, doanh nghiệp của bạn có thể nhận được sự hỗ trợ nhất định đến từ những nhà đầu tư cũng như các chương trình xúc tiến thương mại.

Tuy nhiên, quan trọng hơn hết là bạn phải triển khai các kế hoạch xuất khẩu hiệu quả, theo sát diễn biến thị trường và nắm bắt thị trường ngách cũng như đối tượng khách hàng mục tiêu để đạt được những kết quả khả thi.

Gỗ và các sản phẩm gỗ

Năm 2022, xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 16,928 tỷ USD, vượt 3,8% kế hoạch đề ra, tăng 6,1% so với năm 2021 (Theo Tổng cục Hải quan). Trong đó, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và EU là 5 thị trường xuất khẩu chính gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam với tổng giá trị ước đạt gần 15,5 tỷ USD.

Đồ nội thất bằng gỗ luôn là mặt hàng xuất khẩu chính chiếm tỷ trọng cao của Việt Nam. Tuy nhiên, mặt hàng này lại đang có dấu hiệu chững lại do chính sách thắt chặt chi tiêu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Thay vào đó, mặt hàng dăm gỗ và viên nén gỗ có tốc độ tăng trưởng cao do tình trạng khan hiếm năng lượng.

Mặc dù đối mặt nhiều khó khăn nhưng gỗ và các sản phẩm từ gỗ vẫn là mặt hàng vô cùng tiềm năng để khai thác. Nếu bạn chưa biết nên xuất khẩu mặt hàng gì để mang lại lợi nhuận cao thì có thể suy nghĩ về mặt hàng này.

Hàng thủy sản các loại

Năm 2022, giá trị sản xuất thủy sản tăng 3% so với năm 2021, tổng sản lượng đạt 9,06 triệu tấn, tăng 3,1% so với năm 2021 (8,79 triệu tấn). Nhìn chung, các chỉ tiêu đều đạt vượt mức Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 

Hai mặt hàng xuất khẩu đạt kết quả cao nhất trong mặt hàng thủy sản đó chính là tôm nước lợ, cá tra cá ngừ và bạch tuộc. Các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của nước ta lần lượt là Hoa Ky, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản của các thị trường đang dần được hồi phục, đặc biệt khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa trở lại đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước này. Nếu biết tận dụng ưu thế về mặt giá cả, chắc chắn doanh nghiệp của bạn có thể đứng vững khi xuất khẩu thủy sản sang thị trường quốc tế.

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản của các thị trường đang dần được hồi phục
Nhu cầu tiêu thụ thủy sản của các thị trường đang dần được hồi phục

Xem thêm: Chi tiết về các điều kiện xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp nên biết

Xuất khẩu hàng hóa ra quốc tế cùng với GoEXPORT 

Tổng quan về giải pháp GoEXPORT 

Hiện nay bên cạnh những hình thức xuất khẩu truyền thống hay thương mại điện tử đã và đang tạo cơ hội cho doanh nghiệp nâng cao doanh số bán hàng, qua đó còn tìm kiếm mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt, tiết giảm chi phí, tối ưu nguồn lực để tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời có thể chủ động xây dựng thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp. Trong đó không thể không kể đến giải pháp hỗ trợ xuất hàng đầu hiện nay – GoEXPORT.

Tự hào là một trong những đối tác chiến lược của Alibaba.com, GoEXPORT là kênh xuất khẩu hàng hóa hàng đầu mà bạn không nên bỏ qua. Không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển trong nước, GoEXPORT còn hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng quốc tế với khả năng tiếp cận với hơn 12 triệu khách hàng trên 240 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới với hàng loạt những tính năng ưu việt như: 

Xuất khẩu hàng hóa ra quốc tế cùng với GoEXPORT 
Xuất khẩu hàng hóa ra quốc tế cùng với GoEXPORT

Các tính năng hỗ trợ

  • Triển lãm online: Trải nghiệm dành cho người mua và người bán để cùng tham gia triển lãm mà không cần di chuyển.
  • Kệ trưng bày sản phẩm: Kệ trưng bày sản phẩm chính là cách hiệu quả để tăng khả năng tìm kiếm sản phẩm từ khách hàng.
  • Chuyển đổi ngôn ngữ: Công cụ chuyển dịch 16 ngôn ngữ, giúp bạn kết nối với người mua từ bất cứ đâu mà không lo vấn đề ngôn ngữ.
  • Yêu cầu báo giá – RFQ: RFQ là một yêu cầu mua hàng được gửi bởi người mua và được hiển thị cho người bán để gửi báo giá.
  • Quảng cáo từ khóa: Tăng khả năng hiển thị sản phẩm và cạnh tranh với đối thủ bằng cách luôn hiển thị sản phẩm ở trang đầu.
  • Marketing thông minh: Với công nghệ AI giúp chạy quảng cáo sản phẩm đến đúng thị trường và đối tượng khách hàng.
  • Phân tích dữ liệu: Theo dõi, phân tích nhân khẩu học và hành vi người mua, giúp bạn kết hợp các chiến dịch bán hàng tốt hơn.
  • Big Data: Nguồn dữ liệu về thông tin thị trường, người mua trên thế giới. Giúp đánh giá thị trường tiềm năng để bán hàng.
  • Insight khách hàng: Marketing dựa trên thị hiếu của khách hàng, xây dựng lòng trung thành và giữ chân khách hàng tiềm năng.
  • Chăm sóc khách hàng: Đội ngũ chăm sóc sẽ hướng dẫn bạn sử dụng các tính năng và nhanh chóng triển khai các kế hoạch xuất khẩu.

Kết luận

Đứng trước những cơ hội và thách thức như hiện nay, các doanh nghiệp đã và đang có ý định kinh doanh xuất khẩu nên tiến hành nghiên cứu thị trường, theo dõi biến động của nền kinh tế cũng như áp dụng công nghệ tiên tiến để thúc đẩy doanh thu hiệu quả. Mediastep chúc các bạn may mắn và thành công!