Quy trình thông quan hàng hóa xuất khẩu cho doanh nghiệp
13 Tháng Mười, 2022
Bạn đã nghe nói về thông quan hàng hóa xuất khẩu bao giờ chưa? Bạn muốn tìm hiểu thông tin về quy trình của thông quan hàng hóa? Vậy thì trong bài viết hôm nay, Mediastep sẽ cung cấp cho bạn toàn bộ các khía cạnh cũng như những thủ tục liên quan đến vấn đề này nhé.
Thông quan hàng hóa là gì?
Thông quan là một bước không thể thiếu trong quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa chính ngạch.
Theo Luật Hải quan năm 2014 của Quốc hội, số 54/2014/QH13 ghi rõ ”Thông quan là việc hoàn thành các thủ tục hải quan để hàng hóa được nhập khẩu, xuất khẩu hoặc đặt dưới chế độ quản lý nghiệp vụ hải quan khác.” Bạn có thể hiểu nôm na đó là quá trình đưa hàng hóa đi xét duyệt và kiểm tra trước khi nhập khẩu vào một quốc gia hay xuất khẩu ra khỏi quốc gia nào đó.
Mỗi quốc gia đều có những quy định và luật lệ khác nhau liên quan đến vấn đề thương mại. Do đó, sẽ có các mức thuế / thuế xuất nhập khẩu khác nhau được áp dụng đối với hàng hóa qua biên giới của quốc gia đó.
Vì sao phải thông quan hàng hóa?
Chúng ta có nghĩa vụ phải thanh toán cho chính phủ của một quốc gia đối với việc chuyển (nhập / xuất khẩu) hàng hóa qua đất của quốc gia đó. Vì vậy, việc thông quan là bắt buộc bất cứ khi nào chúng ta giao dịch hàng hóa quốc tế.
Việc khai báo thông tin còn giúp cho chính phủ dễ dàng kiểm soát các hàng hóa ra vào vùng lãnh thổ nước mình và ngăn chặn kịp thời những rủi ro có thể xảy ra.
Thời gian thông quan hàng hóa
Theo Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP của Chính phủ, đến hết năm 2020, thời gian thông quan qua biên giới được rút ngắn dưới 60 giờ đối với hàng hóa xuất khẩu, 80 giờ đối với hàng hóa nhập khẩu, trong đó ngành hải quan có thời gian thông quan qua biên giới dài hơn, tối đa 240 giờ đối với hàng hóa xuất khẩu và 288 giờ đối với hàng hóa nhập khẩu).
Chi phí thông quan hàng hóa
Chi phí thông quan là mức phí mà các nhà xuất/ nhập khẩu phải đóng cho cơ quan hải quan. Theo Quyết định số 780/TCHQ/QĐ/CNTT ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc “Ban hành quy chế quản lý và sử dụng thông tin kế toán thuế xuất nhập khẩu” có nêu rõ, việc quản lý và thu phí hải quan phải được thống nhất trong toàn ngành Hải quan.
Chi phí thông quan sẽ bao gồm ba loại đó là:
- Phí dịch vụ thông quan
- Lệ phí hải quan
- Thuế xuất nhập khẩu (tùy thuộc vào từng loại mặt hàng)
Bạn có thể tham khảo thêm một số chi phí xuất khẩu hàng hóa tại đây: Các chi phí xuất khẩu hàng hóa mà doanh nghiệp nên biết
Phí dịch vụ thông quan
Phí dịch vụ thông quan được áp dụng trong trường hợp nhà xuất / nhập khẩu ủy quyền cho đại lý hải quan hoặc người khác đi làm thông quan. Đây là phí dịch vụ nên không liên quan đến cơ quan nhà nước.
Phí dịch vụ thông quan có thể được thương lượng giữa người ủy quyền và người được ủy quyền nên không có con số cụ thể.
Lệ phí hải quan
Thông tư số 43/2009/TT-BTC ban hành ngày 09 tháng 03 năm 2009 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hải quan.
Theo quy định, lệ phí làm thủ tục hải quan là 20.000 đ/tờ khai và lệ phí hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh Việt Nam là 200.000 đ/tờ khai. Ngoài ra, không thu lệ phí làm thủ tục hải quan đối với các phương tiện vận tải thường xuyên qua lại biên giới được quản lý theo phương thức mở sổ theo dõi hoặc bằng máy vi tính, không quản lý bằng tờ khai.
Thuế Xuất Nhập Khẩu
Tùy theo mặt hàng xuất / nhập khẩu mà bạn có thể phải đóng các khoản thuế liên quan như: thuế xuất / nhập khẩu, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường,…
Điều kiện bắt buộc để hàng hóa được thông quan là đã nộp đủ thuế cho nhà nước. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp không cần phải nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Quy trình thông quan hàng hóa xuất khẩu
Để thực hiện tốt quy trình thông quan hàng hóa xuất khẩu, bạn cần phải nắm rõ thông tin về 5 bước cơ bản sau đây:
Chuẩn bị chứng từ hải quan
Trong các bước thông quan hàng hóa xuất khẩu thì chuẩn bị chứng từ hải quan đầy đủ là vô cùng quan trọng vì nó giúp đẩy nhanh quá trình hoàn tất các thủ tục cần thiết. Bộ giấy tờ chứng từ thông quan bao gồm:
- Hợp đồng thương mại (Contract)
- Hóa đơn thương mại (Invoice)
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
- Vận đơn (Bill of lading)
- Giấy phép
- Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (Certificate of Origin)
- Giấy tờ khác liên quan theo yêu cầu của hải quan
Khai thông tin xuất khẩu (EDA)
Trước khi thực hiện đăng ký tờ khai xuất khẩu, bạn phải thực hiện khai thông tin xuất khẩu để làm căn cứ mở tờ khai.
Các thông tin sau khi đã khai đầy đủ trên màn hình EDA sẽ được gửi đến hệ thống VNACCS để nó tự động cấp số, xuất ra những chỉ tiêu liên quan tới thuế suất, tên tương ứng với những mã nhập vào.
Sau đó, hệ thống sẽ tự động tính toán những chỉ số liên quan tới thuế, trị giá,…và phản hồi lại cho đối tượng khai hải quan tại màn hình đăng ký tờ khai – EDC.
Đăng ký tờ khai xuất khẩu (EDC)
Khi hệ thống VNACCS phản hồi trên màn hình đăng ký tờ khai (EDC), người khai hải quan cần kiểm tra toàn bộ những thông tin đã khai báo và thông tin do hệ thống tự động tính toán đã chính xác hay chưa.
Trong trường hợp người khai hải quan phát hiện có thông tin không chính xác, cần chỉnh sửa thì phải sử dụng nghiệp vụ EDB gọi lại màn hình khai thông tin xuất khẩu (EDA) và sửa lại trên đó.
Xem thêm: Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam tiếp tục có những dấu hiệu khởi sắc
Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai
Trước khi được cấp tờ khai, hệ thống sẽ kiểm tra Danh sách doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện đăng ký tờ khai (doanh nghiệp giải thể hay phá sản, doanh nghiệp có nợ quá thời hạn 90 ngày, doanh nghiệp tạm dừng hoạt động,…).
Những doanh nghiệp thuộc danh sách trên sẽ không được đăng ký tờ khai và hệ thống sẽ phản hồi lại cho những người khai hải quan biết.
Phân luồng tờ khai
Sau khi đăng ký xong tờ khai xuất khẩu, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai để in ra và mang kèm với bộ hồ sơ nhập khẩu để mở tờ khai tại chi cục hải quan.
Khi đó, cán bộ hải quan sẽ phân tờ khai thành các luồng xanh, vàng, đỏ như sau:
Đối với các tờ khai luồng xanh
Nếu số thuế phải nộp bằng 0: Hệ thống tự động cấp phép thông quan cho người khai với “Quyết định thông quan hàng hóa”.
Nếu số thuế phải nộp khác 0:
- Khi khai báo nộp thuế bằng với hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh: Nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng thuế phải nộp, hệ thống sẽ xuất “Chứng từ ghi số thuế phải thu” cùng với “Quyết định thông quan hàng hóa” ngay lập tức. Ngược lại, hệ thống sẽ báo lỗi nếu như số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh nhỏ hơn số thuế phải nộp.
- Khi khai báo nộp thuế ngay (chuyển khoản, nộp tiền mặt,…): Hệ thống sẽ xuất cho bạn “chứng từ ghi số thuế phải thu. Sau khi hoàn tất nộp thuế, phí, lệ phí thì hệ thống VNACCS sẽ xuất ra “Quyết định thông quan hàng hóa”.
Cuối ngày, hệ thống sẽ chuyển toàn bộ tờ khai luồng xanh chuyển sang VCIS.
Đối với các tờ khai luồng vàng
Hệ thống tự động chuyển dữ liệu tờ khai luồng vàng trực tuyến từ VNACCS sang VCIS.
Bạn sẽ cầm nguyên bộ hồ sơ tờ khai xuống gặp hải quan để làm thủ tục và kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ trên màn hình VCIS.
Nếu bộ chứng từ không hợp lệ thì hải quan sẽ trả lại và yêu cầu bổ sung thêm chứng từ hoặc tờ khai truyền sai sẽ được yêu cầu bổ sung. Sau khi bổ sung đầy đủ thì bạn sẽ tiếp tục đăng ký để thông quan hàng.
Hải quan đăng ký sẽ tiến hành nghiệp vụ CEE (nhập hoàn thành kiểm tra hồ sơ) nếu hồ sợ bạn không còn nghi vấn và tiến hành thông quan. Trong trường hợp nếu vẫn còn nghi vấn, hải quan đăng ký sẽ tiếp tục thực hiện nghiệp vụ CKO để yêu cầu chuyển luồng đỏ, đưa hồ sơ lên lãnh đạo và chuyển hồ sơ sang bộ phận kiểm hóa.
Đối với các tờ khai luồng đỏ
Khi tờ khai là luồng đỏ hoặc bị chuyển sang bộ phận kiểm hóa, thì bạn sẽ phải tiến hàng kiểm tra trên hệ thống điện tử của hải quan để biết được thông tin chuyển kiểm của tờ khai (họ tên cán bộ kiểm hóa, số điện thoại,…) và tiến hành kiểm hóa.
Sau khi kiểm hóa xong nếu hàng đúng như đã khai báo và không có gì nghi vấn thì cán bộ kiểm hóa sẽ nhập tờ khai lên hệ thống và tiến hành thông quan hàng.
Nếu kiểm tra thấy hàng không đúng như đã khai thì cán bộ hải quan sẽ trình lên lãnh đạo để xin ý kiến giải quyết. Cách xử lý trong trường hợp này sẽ tùy thuộc vào lô hàng và trường hợp cụ thể.
Thông quan và thanh lý tờ khai
Tại bước này, cán bộ hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa và cho phép thông quan. Sau khi được kiểm tra, bạn có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ để hoàn tất thủ tục thông quan.
Khi tờ khai được thông quan (trên hệ thống trang web của cơ quan hải quan sẽ hiển thị kết quả), bạn sẽ tiến hành in mã vạch và gặp hải quan lần nữa để thanh lý tờ khai.
Sau khi mã vạch được hải quan đóng dấu tức là đã hoàn thành việc thông quan hàng hóa xuất khẩu. Lúc này, bạn thực hiện việc in các giấy tờ liên quan để tài xế vào lấy hàng ra khỏi cảng.
Xuất khẩu hàng hóa ra quốc tế cùng GoEXPORT
Với dịch vụ GoEXPORT của chúng tôi, bạn có thể đưa thương hiệu của mình ra 240 quốc gia thông qua một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới là Alibaba.com.
GoEXPORT – Alibaba.com hỗ trợ một số tính năng nổi trội của Alibaba hỗ trợ bạn xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài
10 TÍNH NĂNG NỔI BẬC NHẤT CỦA GOEXPORT – ALIBABA.COM | |
Tự động chuyển đổi ngôn ngữ | Kệ trưng bày sản phẩm |
RFQ – Báo giá chủ động | Triển lãm online |
Quảng cáo bằng từ khóa | Marketing thông minh |
Hệ thống phân tích dữ liệu | Chăm sóc khách hàng |
Big Data | Insights khách hàng |
Ngoài ra, với đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, bạn sẽ được hỗ trợ từ A đến Z tất cả các vấn đề liên quan đến xuất khẩu hàng hóa, bao gồm cả quy trình thông quan hàng hóa xuất khẩu.
Kết luận
Thông qua bài viết trên, Mediastep đã vừa chia sẻ những thông tin liên quan đến quy trình thông quan hàng hóa xuất khẩu. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc xoay quanh vấn đề này, thì hãy liên hệ ngay với Mediastep nhé.