Tổng hợp danh mục hàng cấm nhập khẩu vào Việt Nam
13 Tháng Bảy, 2022
Xuất nhập khẩu hàng hóa giao thương giữa các nước trở thành yếu tố quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên, xuất hay nhập khẩu hàng hóa cần tuân thủ quy định mà Nhà nước, Pháp luật đã đề ra. Bài viết sau đây, hãy cùng Mediastep làm rõ danh mục hàng cấm nhập khẩu vào Việt Nam.
Danh mục hàng cấm nhập khẩu khẩu vào Việt Nam
Dưới đây là danh mục các mặt hàng cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Mọi cá nhân, doanh nghiệp cần ghi nhớ để không vi phạm pháp luật.
Vũ khí, vật liệu nổ, đạn dược
Những vũ khí, vật liệu nổ, hay đạn dược, trang thiết bị quân sự bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Trong danh mục này trừ những vật liệu nổ công nghiệp được quy định rõ ràng mới được nhập về sử dụng. Tất cả đều được thể hiện một cách cụ thể, chi tiết và thuộc diện quản lý của Bộ quốc phòng, có ban hành kèm theo Thông tư số 173/2018/TT-BQP ngày 31/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Pháo các loại
Các loại pháo, đèn trời, các thiết bị gây nhiễu với máy đo tốc độ phương tiện giao thông cũng không được nhập vào Việt Nam. Trong mục hàng hóa này chỉ ngoại trừ pháo hiệu an toàn hàng hải được nhập và sử dụng theo hướng dẫn trực tiếp của Bộ Giao thông vận tải.
Hóa chất Bảng 1 theo Công ước
Công ước cấm phát triển, sản xuất, cũng như tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học theo Nghị định 38/2014/NĐ-CP đều bị cấm nhập ở Bảng 1. Những hóa chất bị cấm tuyệt đối không được nhập vào sử dụng cho bất kỳ mục đích nào.
Hàng tiêu dùng, thiết bị y tế và phương tiện đã qua sử dụng
Các hàng tiêu dùng, hay thiết bị y tế, các phương tiện đã sử dụng không được nhập khẩu vào trong nước theo quy định:
- Hàng tiêu dùng đã được qua sử dụng theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT.
- Thiết bị y tế đã được qua sử dụng theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT.
- Phương tiện đã sử dụng theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT.
Sản phẩm văn hóa hàng cấm nhập khẩu phổ biến, lưu hành
Sản phẩm hàng hóa ở diện cấm phổ biến, cấm lưu hành, hoặc đã có đầy đủ quyết định đình chỉ phổ biến, lưu hành, cần được tích thu và tiêu hủy tại Việt Nam không được nhập về. Quy định được thể hiện rõ ở Thông tư 24/2018/TT-BVHTTDL và thuộc phạm vi quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Sản phẩm công nghệ đã qua sử dụng
Một trong số những hàng hóa cấm nhập khẩu về Việt Nam phải kể tới những sản phẩm công nghệ đã qua sử dụng. Quy định được thể hiện đầy đủ thông qua Thông tư số 11/2018/TT-BTTTT.
Tham khảo thêm: Xuất khẩu hàng hóa có cần giấy phép không? Cùng tìm câu trả lời cùng GoEXPORT
Xuất bản phẩm phổ biến lưu hành tại Việt Nam
- Các loại tem bưu chính bị cấm kinh doanh, trưng bay, hay trao đổi, tuyên truyền tại Việt Nam theo những quy định mà Luật Bưu chính đã đề ra.
- Tất cả thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện không đảm bảo phù hợp với những quy hoạch tần số vô tuyến điện, hay quy chuẩn kỹ thuật có liên quan được tuân thủ theo Luật Tần số vô tuyến điện.
Phương tiện vận tải có tay lái bên phải
Những phương tiện vận tải có tay lái ở bên phái, kể cả đã được tháo rời hay chuyển đổi tay lái đều không được nhập khẩu về. Nó không đảm phù hợp với đặc điểm giao thông tại Việt Nam. Ngoại trừ một số phương tiện chuyên dụng có tay lái thiết kế bên phải, sử dụng trong một phạm vi hẹp, không tham gia giao thông. Quy định được áp dụng dựa trên Thông tư số 13/2015/TT-BGTVT.
Ngoài ra, các loại ô tô, hay xe 4 bánh có gắn động cơ với bộ linh kiện lắp ráp bị đục sửa, tẩy xóa, hay đóng lại số khung, số động cơ bị cấm nhập khẩu theo Thông tư số 13/2015TT-BGTVT.
Các loại rơ mooc, hay sơ mi rơ mooc bị đục sửa, tẩy xóa, đóng lại số khung bị cấm nhập khẩu. Tương tự đối với các loại xe máy, mô tô chuyên dùng, hay xe gắn máy đã bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số máy, số khung cũng không thể nhập về sử dụng.
Vật tư và phương tiện đã sử dụng
Mọi loại vật tư, hay các phương tiện đã qua sử dụng bị cấm nhập khẩu tuyệt đối vào thị trường Việt Nam.
Hóa chất trong Phụ lục III Công ước Rotterdam
Mọi hóa chất xuất hiện trong Phụ lục III Công ước Rotterdam được Nhà nước quy định không nhập khẩu vào thị trường Việt Nam bằng mọi hình thức, sử dụng cho bất kỳ mục đích nào.
Tham khảo thêm: Chi tiết về các điều kiện xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp nên biết
Thuốc bảo vệ thực vật bị cấm tại Việt Nam
Các loại thuộc bảo vệ thực vật trong quy định cấm không được nhập khẩu. Quy định được áp dụng dựa trên Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT.
Mẫu động vật, thực vật hoang dã quý hiếm
- Các mẫu động vật, thực vật quý hiếm, hoang dã nằm trong Phụ lục I thuộc Công ước quốc tế về buôn bán các thực vật, động vật hoang dã nguy cấp – CITES với nguồn gốc tự nhiên bị cấm nhập khẩu cho những mục đích thương mại.
- Các mẫu vật, các sản phẩm chế tác của loài như tê giác trắng, voi châu phi, tê giác đen bị cấm nhập khẩu.
Phế liệu, phế thải làm lạnh dùng C.F.C
Với các loại phế liệu, hay phế thải, thiết bị làm lành sử dụng C.F.C bị cấm nhập khẩu áp dụng theo Thông tư số 01/2013/TT-BTNMT và Thông tư số 15/2006/TT-BTNMT.
Sản phẩm và vật liệu chứa amiang nhóm amphibole
Mọi sản phẩm và vật liệu có chứa amiang và thuộc nhóm amphibole đều bị cấm nhập khẩu, áp dụng dựa theo Thông tư số 25/2016/TT-BXD đã ban hành.
Hình thức xử lý đối với hành vi nhập khẩu hàng thuộc danh mục cấm
Theo Điều 36 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hành vi vi phạm về hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu bị xử phạt như sau:
Mức phạt tiền đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu hoặc cấm nhập khẩu
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 20.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a hoặc điểm b, khoản 3 điều này.
Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản này;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điều này.
Xuất Khẩu Hàng Hóa Ra Quốc Tế Cùng Với GoEXPORT
Với sản phẩm GoEXPORT của chúng tôi, bạn có thể đưa thương hiệu của mình ra 240 quốc gia thông qua một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới là Alibaba.com.
GoEXPORT – Alibaba.com hỗ trợ một số tính năng nổi trội của Alibaba hỗ trợ bạn xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài
10 TÍNH NĂNG NỔI BẬC NHẤT CỦA GOEXPORT – ALIBABA.COM | |
Tự động chuyển đổi ngôn ngữ | Kệ trưng bày sản phẩm |
RFQ – Báo giá chủ động | Triển lãm online |
Quảng cáo bằng từ khóa | Marketing thông minh |
Hệ thống phân tích dữ liệu | Chăm sóc khách hàng |
Big Data | Insights khách hàng |
Ngoài ra, với đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, bạn sẽ được hỗ trợ từ A đến Z tất cả các vấn đề liên quan đến xuất khẩu hàng hóa, bao gồm cả quy trình thông quan hàng hóa xuất khẩu.
Bài viết trên đây Mediastep vừa liệt kê chi tiết các loại hàng cấm nhập khẩu theo quy định của Pháp luật. Bất kỳ cá nhân, doanh nghiệp nào cũng phải tuân thủ quy định của nhà nước về việc nhập khẩu hàng hóa.