Xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu và những điều cần biết
6 Tháng Chín, 2021
Liên minh châu Âu đang là một trong những thị trường xuất khẩu lớn và ổn định nhất của Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại. Đây là đối tác thương mại lớn thứ hai của nước ta, sau Hoa Kỳ. Nhận thấy những tiềm lực kinh tế lớn mạnh tại nơi đây, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu tại Việt Nam cũng ngày càng phát triển rầm rộ.
Tình hình xuất nhập khẩu của châu Âu và Việt Nam hiện nay
Đầu tiên, chúng ta hãy cùng nhìn lại tình hình chung trong hoạt động xuất nhập khẩu của châu Âu nói chung và Việt Nam nói riêng.
Tình hình kinh tế châu Âu
Những năm vừa qua, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hỗn loạn đang tạo ra rào cản lớn cho các hoạt động thương mại quốc tế. Đáng kể nhất chính là sự bùng phát của đại dịch covid -19, nó đang tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế, trong đó có cả liên minh châu Âu.
Cùng với đó là sự xung đột, biến động khó lường và phức tạp trong quan hệ kinh tế – chính trị giữa các quốc gia lớn mạnh trên thế giới. Tất cả đã tạo ra một bức tranh ảm đạm cho hoạt động xuất – nhập khẩu của hầu hết các quốc gia EU hiện nay.
Trong tình hình đó, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân trong liên minh châu Âu đang có xu hướng suy giảm đáng kể.
Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu
Tính đến quý I năm 2021, bất chấp diễn biến phức tạp của dịch covid 19, việc xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu của nước ta đang có chiều hướng tăng mạnh. Theo thống kê, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đi châu Âu trong quý I/2021 đạt 9,65 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự tăng trưởng tích cực này là nhờ có hiệp định EVFTA (Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu). Đây vừa là cầu nối nhằm phát triển mối quan hệ hợp tác cùng phát triển giữa Việt Nam với các nước trong EU. Vừa giúp gia tăng đáng kể trữ lượng hàng hóa xuất khẩu của nước ta sang khu vực này.
Dù phải đối mặt với những bất lợi bủa vây vì dịch bệnh, nhưng với hiệp định EVFTA cùng những kế hoạch phát triển đúng đắn, hướng đi khéo léo và sự điều hành tỉnh táo của chính phủ, các hoạt động xuất – nhập khẩu của nước ta vào EU vẫn đang trên đà phát triển khả quan và có sự tăng trưởng đáng kể.
Xem thêm: Bật mí kinh nghiệm vàng khi xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang châu Âu
Kể từ khi hiệp định EVFTA có hiệu lực từ cuối năm 2020, tình hình xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu có sự chuyển biến đáng kể. Trong 6 tháng đầu năm 2021, mặt hàng dệt may xuất khẩu sang EU có bước đột phá mạnh mẽ khi đạt con số 18,79 tỷ USD, tăng đến 21,27% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh đó, các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu cũng tăng mạnh so với thời điểm chưa ký kết hiệp định EVFTA. Đặc biệt, lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng gỗ và sản phẩm làm từ gỗ cũng đang có sự khởi sắc đáng kể. Cụ thể kim ngạch xuất khẩu ước đạt 314 triệu USD, tăng 36,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Ngoài ra, Việt Nam còn có một số mặt hàng có triển vọng xuất khẩu sang châu Âu cực kỳ cao, bao gồm: máy vi tính, mặt hàng điện tử và linh kiện kiện tử, máy móc, dụng cụ phụ tùng, thiết bị khác, cà phê, giày dép, gạo, thực phẩm hữu cơ, nông sản, dầu ăn, thịt heo, đường, gốm sứ, thủy tinh,…
Những quy định nghiêm ngặt khi xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu
Để quá trình xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu dễ dàng và tránh được các rủi ro không mong muốn, các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau đây:
- Kê khai thông tin hàng hóa, thông tin người gửi và người nhận, thời hạn, lệ phí giao hàng và thông tin đơn vị thực hiện tờ kê khai một các cụ thể, rõ ràng.
- Tất cả các mặt hàng xuất khẩu phải đảm bảo được các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và trải qua quy trình kiểm dịch nghiêm ngặt
- Đáp ứng được các điều kiện để thông qua hàng rào kỹ thuật, điển hình như không được sử dụng hóa chất vào các mặt hàng thực phẩm, dệt may, giày dép,…
- Đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm. Không được xuất khẩu những mặt hàng làm giả, làm nhái của các thương hiệu nổi tiếng
- Không được quy phạm các quy định về vấn đề bảo vệ các loài động – thực vật hoang dã, quý hiếm và đang có nguy cơ tuyệt chủng
- Đảm bảo thực hiện nghiêm hiệp định VPA/FLEGT về thực thi các hoạt động lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản.
- Có đầy đủ giấy tờ đúng quy định xuất nhập khẩu của cả hai quốc gia
Xem thêm: Toàn bộ quy trình xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp cần nắm
Thủ tục cần thiết khi xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu
Muốn xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu, doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ những thủ tục bắt buộc sau:
- Hợp đồng thương mại giữa bên mua và bên bán với đầy đủ các thông tin hàng hóa, thông tin bên mua và bên bán, hình thức thanh toán,….
- Có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm
- Phiếu đóng gói và kê khai thông tin hàng hóa với đầy đủ các thông tin về chủng loại sản phẩm, số lượng, khối lượng, tổng số kiện hàng,…
- Hóa đơn thương mại kê khai chính xác và đầy đủ giá trị của lô hàng xuất khẩu
- Tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật về xét duyệt điều kiện xuất khẩu
- Các loại chứng từ bảo hiểm hàng hóa
- Chứng nhận chất lượng, chứng nhận vệ sinh, chứng nhận CE Marking, Chứng nhận kiểm định ,…
- Giấy chứng nhận xuất xứ CO form EUR.
Trên đây là những thông tin quan trọng mà doanh nghiệp cần nắm rõ khi có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu. Hy vọng bài viết này có ích cho các các nhân, tổ chức và doanh nghiệp đã, đang và sẽ hoạt động trong lĩnh vực này.
Xem thêm: Tại sao doanh nghiệp xuất khẩu nên sử dụng GoEXPORT?