GoEXPORT hướng dẫn lập tờ khai xuất khẩu hàng hóa chi tiết
20 June, 2022
Tờ khai hàng hóa xuất khẩu là bước bắt buộc trong quy trình làm thủ tục hải quan. Cùng theo dõi cách đăng ký tờ khai xuất khẩu chi tiết trong bài viết sau nhé!
Trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa, khai báo hải quan được xem là bước quan trọng nhất. Nếu không khai báo, hàng hóa chắc chắn sẽ không thể xuất ra nước ngoài được. Trong bài viết này, Mediastep sẽ hướng dẫn bạn đọc cách lập tờ khai xuất khẩu hàng hóa chi tiết và đầy đủ nhất!
Đăng nhập phần mềm Ecus làm tờ khai xuất khẩu hàng hóa
Đầu tiên, nhà nhập khẩu truy cập trang web Ecus, trên thanh menu chọn mục “hệ thống”. Sau đó click tiếp vào “Chọn doanh nghiệp xuất nhập khẩu”. Tại đây, doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ và chính xác số tài khoản dùng để khai báo và bấm nút “Chọn”.
Thiết lập thông số trên hệ thống
Để thiết lập các thông số hệ thống, người làm tờ khai thực hiện theo hướng dẫn sau đây:
- Vào “hệ thống”
- Chọn mục “Thiết lập thông số khai báo VNACCS”
- Nhập đầy đủ các thông tin được yêu cầu, sau đó chọn “ghi”
- Cuối cùng chọn “kiểm tra kết nối”
Tạo lập tờ khai xuất khẩu hàng hóa
Đầu tiên, người lập tờ khai xuất khẩu hàng hóa phải tiến hành các thao tác đăng ký làm mới bằng cách chọn “Tờ khai hải quan”, sau đó chọn “Đăng ký mới tờ khai xuất khẩu”.
Lúc này, khung thông tin điền tờ khai hiện ra, nhiệm vụ của người xuất khẩu là phải điền đầy đủ và chính xác các thông tin đó.
Xem thêm: Chi tiết về các điều kiện xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp nên biết
Điền đúng và đầy đủ các thông tin chung
Khi click vào các ô để điền thông tin, bên dưới góc trái của màn hình sẽ hiện lên các hướng dẫn chi tiết, GoEXPORT khuyên bạn nên xem kỹ và làm đúng theo hướng dẫn. Theo quy định tại thông tư 15/2012/TT của Bộ Tài Chính, các thông tin bắt buộc phải có trong tờ khai hàng hóa xuất khẩu bao gồm:
Các thông tin ban đầu khi làm tờ khai xuất khẩu hàng hóa
- Đại lý Hải quan, mã bộ phận xử lý
- Mã hiệu của phương thức vận chuyển
- Loại hình: Người khai hải quan chọn mã loại hình trong hệ thống phù hợp.
Thông tin các đơn vị xuất – nhập khẩu
- Đối với người xuất khẩu: Người khai hải quan ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số Fax và mã số (nếu có) của người bán hàng ở nước ngoài bán hàng cho thương nhân Việt Nam (thể hiện trên hợp đồng mua bán hàng hoá).
- Người nhập khẩu: Người khai hải quan ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số Fax và mã số thuế của thương nhân nhập khẩu.
- Người uỷ thác/người được uỷ quyền: Người khai hải quan ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số fax và mã số thuế của thương nhân uỷ thác cho người nhập khẩu hoặc tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số Fax và mã số thuế của người được uỷ quyền khai hải quan.
Thông tin về hóa đơn và hợp đồng của hàng hóa
- Hoá đơn thương mại: Người khai hải quan ghi số, ngày, tháng, năm của hoá đơn thương mại.
- Loại hình hóa đơn, số hóa đơn, mã phân loại hóa đơn
- Giấy phép/ngày/ngày hết hạn: Người khai hải quan ghi số, ngày, tháng, năm giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu và ngày, tháng, năm hết hạn của giấy phép.
- Hợp đồng/ngày/ngày hết hạn: Người khai hải quan ghi số ngày, tháng, năm ký hợp đồng và ngày, tháng, năm hết hạn (nếu có) của hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng.
Thông tin về vận chuyển hàng hóa
- Số vận đơn
- Số lượng kiện
- Tổng trọng lượng hàng
- Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến
- Cảng xếp hàng: Người khai hải quan ghi tên cảng, địa điểm (được thoả thuận trong hợp đồng thương mại hoặc ghi trên vận đơn) nơi từ đó hàng hoá được xếp lên phương tiện vận tải để chuyển đến Việt Nam.
- Cảng dỡ hàng: Người khai hải quan ghi tên cảng/cửa khẩu nơi hàng hóa được dỡ từ phương tiện vận tải xuống (được ghi trên vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác). Trường hợp cảng/cửa khẩu dỡ hàng khác với địa điểm hàng hóa được giao cho người khai hải quan thì ghi cảng dỡ hàng/ địa điểm giao hàng.
- Phương tiện vận tải: Người khai hải quan ghi tên tàu biển, số chuyến bay, số chuyến tàu hỏa, số hiệu và ngày đến của phương tiện vận tải chở hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam theo các loại hình vận chuyển đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường bộ.
- Ngày khởi hành dự kiến.
Thông tin về thanh toán trong khi làm tờ khai xuất khẩu hàng hóa
- Điều kiện giao hàng: Người khai hải quan ghi rõ điều kiện giao hàng mà hai bên mua và bán thỏa thuận trong hợp đồng thương mại.
- Phương thức thanh toán: Người khai hải quan ghi rõ phương thức thanh toán đã thoả thuận trong hợp đồng thương mại (ví dụ: L/C, DA, DP, TTR hoặc hàng đổi hàng …).
- Đồng tiền thanh toán: Người khai hải quan ghi mã của loại tiền tệ dùng để thanh toán (nguyên tệ) được thoả thuận trong hợp đồng thương mại. Áp dụng mã tiền tệ phù hợp với ISO 4217 (ví dụ: đồng dollar Mỹ là USD).
Các thông tin liên quan đến thuế suất và bảo lãnh
- Người nộp thuế
- Mã xác định thời hạn nộp thuế
(Nguồn: thông tư 15/2012/TT của Bộ Tài Chính)
Điền các thông tin liên quan đến container
Tại mục “thông tin container, người làm tờ khai xuất khẩu hàng hóa phải điền đầy đủ các thông tin theo quy định tại thông tư 15/2012/TT của Bộ Tài Chính, bao gồm:
- Số hiệu container: Ghi số hiệu từng container;
- Số lượng kiện trong container: Ghi số lượng kiện có trong từng container;
- Trọng lượng hàng trong container: Ghi trọng lượng hàng chứa trong từng container tương ứng và cuối cùng cộng tổng trọng lượng của lô hàng;
(Nguồn: thông tư 15/2012/TT của Bộ Tài Chính)
Điền thông tin chi tiết về hàng hóa
Tại mục “danh sách hàng”, người làm tờ khai xuất khẩu hàng hóa ghi rõ các thông tin theo quy định tại thông tư 15/2012/TT của Bộ Tài Chính, cụ thể như sau:
- Mô tả hàng hóa: Người khai hải quan ghi rõ tên hàng, quy cách phẩm chất hàng hóa theo hợp đồng thương mại hoặc các chứng từ khác liên quan đến lô hàng.
- Mã số hàng hoá: Người khai hải quan ghi mã số phân loại theo Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ Tài chính ban hành.
- Xuất xứ: Người khai hải quan ghi tên nước, vùng lãnh thổ nơi hàng hoá được chế tạo (sản xuất) ra (căn cứ vào giấy chứng nhận xuất xứ hoặc các tài liệu khác có liên quan đến lô hàng). Áp dụng mã nước quy định trong ISO 3166.
- Lượng hàng: Người khai hải quan ghi số lượng, khối lượng hoặc trọng lượng từng mặt hàng trong lô hàng.
- Đơn vị tính: Người khai hải quan ghi tên đơn vị tính của từng mặt hàng (ví dụ: mét, kg…) theo quy định tại Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ Tài chính ban hành.
- Đơn giá hóa đơn
- Mã biểu thuế xuất khẩu, thuế VAT và các loại thuế khác (nếu có).
(Nguồn: thông tư 15/2012/TT của Bộ Tài Chính)
Truyền tờ khai xuất khẩu hàng hóa
Sau khi đã điền đầy đủ các thông tin theo hướng dẫn, người làm tờ khai xuất khẩu hàng hóa sẽ tiến hành kiểm tra các thông tin được hệ thống trả về. Nếu đã đúng và đầy đủ hết thì bắt đầu đăng ký bằng cách chọn “3. Khai chính thức tờ khai (EDC)”.
Nhận kết quả và in tờ khai xuất khẩu hàng hóa
Sau khi đã khai báo và đăng ký xong, bạn hãy chọn “4. Lấy kết quả phân luồng, thông quan”. Sau đó đợi nhận kết quả phân luồng và in tờ khai là xong.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, doanh nghiệp đã có thêm thông tin tham khảo cho quá trình làm tờ khai xuất khẩu hàng hóa sao cho đầy đủ và đúng với quy định nhất!